3 trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu
Quyết tâm vượt qua cửa ải nợ xấu | |
Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Nắm bắt cơ hội, xử lý dứt điểm | |
Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu: Khoanh vùng điểm nóng của hệ thống NH |
3 trường hợp phải thẩm định giá
Theo đó, có 3 trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Thứ nhất là, khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với TCTD bán nợ về giá khởi điểm. Thứ hai là, khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường. Thứ ba là, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Nghị định cũng quy định cụ thể việc sử dụng kết quả thẩm định giá để xác định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Theo đó, trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi bán đấu giá lần đầu theo nguyên tắc giá khởi điểm không thấp hơn giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo kết quả thẩm định giá.
Trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không thành: Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường, VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trường hợp VAMC quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, VAMC thỏa thuận lại với TCTD bán nợ về giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với TCTD bán nợ, VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trường hợp VAMC quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Đối với bán đấu giá tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, VAMC thỏa thuận lại với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản bảo đảm. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với bên bảo đảm, VAMC quyết định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm. Trường hợp VAMC quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Hội đồng đấu giá
Liên quan đến Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Nghị định nêu rõ: VAMC quyết định thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn (khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn là khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của VAMC có giá khởi điểm từ 100 tỷ đồng trở lên).
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gồm ba thành viên trở lên, bao gồm: 1 đại diện lãnh đạo VAMC là Chủ tịch Hội đồng, 1 đấu giá viên, 1 đại diện TCTD bán nợ (trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt), đại diện các đơn vị có liên quan thuộc VAMC, các thành viên khác (nếu có).
Hoạt động của Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khản nợ xấu phải tuân thủ 2 nguyên tắc. Thứ nhất, cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện phải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
Thứ hai, Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2017.