Apple Watch có thể dò ra nhịp tim bất thường chính xác tới 97%
Apple Watch Nike+ có thêm màu xám không gian | |
iPhone sẽ có cổng kết nối mới, Apple Watch 3 có LTE? | |
Apple Watch có thêm nhiều dây đeo mới |
Trang Techcrunch cho biết, nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của 6158 tình nguyện viên thông qua chương trình Cardiogram trên Apple Watch. Hầu hết các tình nguyện viên trong nghiên cứu của trường Đại học California (UCSF) đều có chỉ số EKG (Electrocardiogram - điện tâm đồ) bình thường. Tuy nhiên, khoảng 200 người trong số này được chuẩn đoán triệu chứng "Rung nhĩ thất bại" (triệu chứng nhịp tim bất thường). Các nhà nghiên cứu sau đó đã lập trình nên một mạng lưới nơ-ron để dò ra những nhịp tim bất thường này từ các dữ liệu nhịp tim do Apple Watch thu được.
Ứng dụng Cardiogram bắt đầu được UCSF đưa vào nghiên cứu từ năm 2016 nhằm tìm hiểu xem liệu Apple Watch có thể dò ra cơn đột quỵ có nguy cơ xảy ra hay không. Khoảng 1/4 các cơn đột quỵ thường bắt nguồn từ triệu chứng nhịp tim bất thường.
Cardiogram đã kiểm tra mạng lưới nơ-ron mà nó xây dựng đối với 51 trường hợp cardioversion (một thủ tục nhằm hồi phục nhịp tim trở lại bình thường) trong bệnh viện và tuyên bố mạng lưới này đạt đến 97% độ chính xác trong việc dò ra hoạt động tim mạch bất thường.
Tất nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dựa trên những thuật toán ban đầu, nhưng nó cho thấy tiềm năng trong việc xác định và ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai. Triệu chứng "Rung nhĩ thất bại" - biểu hiện phổ biến nhất của nhịp tim bất thường - gây ra 1/4 ca đột quỵ, mà theo các bác sỹ thì 2/3 các ca đột quỵ thuộc loại này có thể ngăn ngừa được với các loại thuốc giá bình dân.
Hiện nay, ngày càng nhiều người, bao gồm cả những người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao, đã bắt đầu sử dụng các loại vòng tay công nghệ như Fitbit hay Apple Watch - vốn có chức năng tương tự một máy theo dõi nhịp tim. Các thuật toán được lập ra để dò các vấn đề tim mạch, nếu được đưa vào các thiết bị này, có thể cứu nhiều mạng sống trên thế giới.
Cũng cần chú ý rằng các thiết bị di động đọc chỉ số điện tâm đồ đã có những bước tiến vượt bậc trong nhiều năm qua. Phòng khám Mayo đã thực hiện một nghiên cứu trong đó sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phiên bản máy đọc điện tâm đồ của AliveCor được gắn vào mặt sau của một chiếc di động cài ứng dụng Kardia để dò nhịp tim bất thường, và kết quả thu được cũng ngang ngửa với các máy đọc điện tâm đồ tại phòng mạch của bác sỹ.
Hiện Cardiogram và UCSF vẫn tiếp tục nghiên cứu và trong tương lai sẽ thử nghiệm mạng lưới nơ-ron đối với nhiều tiêu chuẩn vàng sức khác, đồng thời tích hợp kết quả này vào ứng dụng Cardiogram, cũng như nghiên cứu khả năng dò tìm các điều kiện sức khỏe bất thường khác nữa.