Ảrập Xêút “gương mẫu” cắt giảm sản lượng dầu xuống thấp nhất 2 năm
Giá năng lượng tại thị trường thế giới ngày 13/1/2017 | |
Giữ nguyên giá xăng, tăng giá các mặt hàng dầu từ 16h hôm nay (4/1) |
Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Năng lượng Ảrập Xêút Khalid al-Falih cho biết sản lượng dầu của nước này đã giảm xuống dưới 10 triệu thùng/ngày - nhiều hơn so với cam kết của mình trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu giữa OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC.
Mức sản lượng như vậy được nhìn thấy lần cuối vào tháng 2/2015, khi Riyadh bắt đầu tăng tốc sản lượng để đối phó với các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Hoa Kỳ và điều đó đã khiến nước này trở thành “kiến trúc sư” cho vụ “tai nạn” giá dầu kéo dài.
Falih, phát biểu tại Ủy ban Đại Tây Dương Diễn đàn Năng lượng toàn cầu tại Abu Dhabi, cho biết sản lượng là “thấp hơn một chút” mức 10 triệu thùng dầu/ngày hiện nay và thậm chí Vương quốc cũng lên kế hoạch cắt giảm sâu hơn vào tháng Hai.
Điều này có nghĩa Ảrập Xêút đã cắt giảm sản lượng nhiều hơn mức 486.000 thùng/ngày mà nước này đã đồng ý vào cuối năm ngoái theo một thỏa thuận toàn cầu để kiềm chế sản xuất và ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu.
Falih cũng cho biết ông hy vọng thị trường dầu mỏ sẽ được thắt chặt trong 2-3 năm, được hỗ trợ bởi các thỏa thuận của OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC vào cuối năm ngoái để kiềm chế sản xuất.
“Chúng tôi đã cố gắng để tái cân bằng thị trường trong thời gian tới”, Falih nói. “Thậm chí tốt hơn, tốc độ tái cân bằng sẽ được tăng tốc bằng thỏa thuận sản xuất gần đây trong OPEC và bên ngoài. Tôi tin tưởng thỏa thuận này sẽ mang lại sự ổn định cho thị trường toàn cầu”.
Falih cũng dự đoán nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng hơn 1 triệu thùng một ngày trong năm nay. “Tôi tin tưởng rằng sự phối hợp thu hẹp sản xuất bởi 25 quốc gia và sự tăng trưởng của nhu cầu sẽ khiến thị trường sẽ tiếp tục cân bằng và giá cả sẽ trở về mức hợp lý hơn”, ông nói thêm.
Được biết, OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC tháng trước đã đạt được thỏa thuận đầu tiên của mình kể từ năm 2001 trong việc cắt giảm sản lượng dầu khoảng gần 1,8 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian 6 tháng để ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu và làm dịu bớt tình trạng dư cung.
Falih cho biết vẫn còn quá sớm để nói thỏa thuận này sẽ được mở rộng, nhưng ông cũng hé lộ rằng, các bên tham gia cho thấy họ cũng sẵn sàng mở rộng thỏa thuận này nếu cần thiết.
“Đối với chúng tôi việc định thời hạn 6 tháng là không khôn ngoan. Điều tôi có thể nói là tất cả mọi người quanh bàn (các thành viên tham gia thỏa thuận) trong vài tuần gần đây đã chỉ ra là hõ sẵn sàng mở rộng nếu cần thiết”.
Falih cũng cho biết, triển vọng sản lượng dầu đá phiến có chi phí cao hơn có thể tăng khi giá dầu tăng, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây lo ngại cho thị trường dầu mỏ.
“Tôi sẽ không quá lo lắng bởi dầu đá phiến... Tôi chắc chắn rằng nó có thể được hấp thụ bởi một thị trường sẽ tiến tới mức gần 100 triệu (thùng) trong vài năm tới”.
Trong khi Falih nói ông không có một mục tiêu cụ thể về giá dầu, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar Ali al-Luaibi lại nói với các phóng viên cũng tại sự kiện trên rằng Iraq muốn thấy giá dầu vào khoảng 65 USD/thùng.
Luaibi cho biết, Iraq đã cắt giảm lượng xuất khẩu của mình 170.000 thùng dầu/ngày và sẽ cắt giảm thêm 40.000 thùng dầu/ngày trong tuần này. Ông cho biết, Iraq đã thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng “mặc dù họ nên được miễn”.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam Al-Marzouq cũng cho biết, Kuwait cũng đã cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ của mình hơn 133.000 thùng dầu/ngày chủ yếu cho khách hàng ở Bắc Mỹ và châu Âu, trong khi vẫn duy trì xuất khẩu đầy đủ đến châu Á.
Còn theo Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo, OPEC dự đoán kho dự trữ dầu toàn cầu sẽ giảm vào quý II năm nay tương ứng với việc cắt giảm giản lượng theo thỏa thuận.
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng nhẹ trong sáng nay, hướng tới phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp sau thông tin này. Hiện giá dầu Brent LCOc1 đang dừng ở 56,05 USD/thùng; dầu thô ngọt nhẹ WTI cũng tăng lên 53,08 USD/thùng