Bảo lãnh thông quan: Động lực vươn tới năng lực cạnh tranh nhóm ASEAN 3
Kiểm tra sau thông quan 2019: Trường hợp đặc biệt kiểm tra 1 năm/lần | |
Mỗi năm giảm được 20% chi phí thương mại khi áp dụng bảo lãnh thông quan |
Đây được xem là giải pháp đảm bảo Việt Nam đạt được mục tiêu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình ASEAN 3 vào năm 2020, trong đó thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới là dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và dưới 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Ảnh minh họa |
Ông Robert. S. Kielbas - Phó Chủ tịch phụ trách toàn cầu, Tập đoàn Bảo hiểm Roanoke, Chuyên gia thuộc Liên minh tạo thuận lợi thương mại (GATF) cho biết, tại Hoa Kỳ, hệ thống BLTQ là một phần quan trọng mang đến thành công trong lĩnh vực hoạt động thương mại hải quan và được coi như “tiêu chuẩn vàng” của thế giới. Hệ thống này giúp Cơ quan Hải quan có thể thông quan hàng hoá ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu thương mại, cùng lúc đó phân loại và tạm hoãn việc ra quyết định đối với mặt hàng chịu thuế, không chịu thuế và những gì đủ tiêu chuẩn thông qua.
Đánh giá của các chuyên gia GATF tại Hoa Kỳ cho thấy BLTQ sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1-0,5%, giảm chi phí thông quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%. Giải pháp này từ lâu đã được đưa vào các hiệp định thương mại quốc tế với các tên gọi khác nhau như “cam kết bảo lãnh” (Surety) hay “công cụ đảm bảo” (security instruments) hay “một đảm bảo” (guarantee).
Tuy nhiên, phạm vi bảo lãnh ở Việt Nam còn rất hạn chế chỉ áp dụng trong việc bảo lãnh nộp tiền thuế, tiền phạt và chỉ có các ngân hàng thương mại được đứng ra bảo lãnh. Chính vì vậy, việc áp dụng một cơ chế BLTQ tiên tiến như Hoa Kỳ sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ thông quan, giải phóng hàng hoá, đồng thời nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thương mại, hạn chế rủi ro cho cơ quan quản lý, tránh thất thu ngân sách.
Ông Eric Miller - Cố vấn cao cấp Dự án BLTQ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được GATF triển khai dự án vào năm 2016 và ngữ nguyên vị trí tiên phong cho toàn bộ sáng kiến này.
Để tránh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình thủ tục hải quan và chính sách quản lý của các bộ, ngành, Tổng cục Hải quan cho biết việc triển khai dự án dự kiến chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn thí điểm (dự kiến 2 năm 2021-2022) với việc sẽ lựa chọn áp dụng cơ chế bảo lãnh đối với một số loại hình trên cơ sở kế thừa các hình thức bảo lãnh đã được áp dụng và thí điểm áp dụng đối với một số loại hình mới, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động bảo lãnh, như: bảo lãnh nộp thuế (hàng kinh doanh, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, bảo lãnh) cho việc chậm nộp giấy chứng nhận xuất xứ, bảo lãnh cho việc đưa hàng hóa về bảo quản.
Việc mở rộng thí điểm BLTQ có thể được áp dụng ngay trong giai đoạn thí điểm hoặc từ năm 2022-2023 đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác (như: tham dự hội chợ triển lãm, sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành; thi công công trình...); bảo lãnh cho đưa về bảo quản để chờ cấp giấy phép nhập khẩu của các bộ, ngành đối với một số mặt hàng, lĩnh vực; bảo lãnh trong các trường hợp có tranh chấp trong việc áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (chờ tham vấn giá, chờ xác định mã số, thuế suất; chờ kết quả giám định chất lượng, chủng loại…), và cơ chế này sẽ dự kiến triển khai chính thức từ năm 2024.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, cơ chế BLTQ sẽ cung cấp cơ chế kiểm soát để cho phép giảm thời gian thông quan và tăng cường tính tuân thủ song cũng không làm giảm hay mất đi các yêu cầu thực hiện quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cơ quan quản lý chuyên ngành, BLTQ. Đồng thời, góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Với việc áp dụng cơ chế này cũng bổ sung một phương thức kinh doanh mới đối với các tổ chức kinh doanh bảo hiểm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để có thể triển khai được cơ chế BLTQ, đại diện Tổng cục Hải quan cũng đề xuất phải rà soát, sửa đổi một số văn bản luật để tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện. Như sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan theo hướng: cho phép áp dụng bảo lãnh để cho phép doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ cơ quan quản lý cấp giấy phép nhập khẩu.
Đồng thời cho phép các tổ chức bảo hiểm tham gia việc bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp để làm cơ sở cho cơ quan hải quan thực hiện thông quan, giải phóng hàng. Đối với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng cần bổ sung các điều kiện để hàng hóa thuộc các đối tượng không chịu thuế, miễn thuế (hàng hóa quá cảnh, gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, hàng hóa tạm nhập tái xuất…) cũng phải có bảo lãnh.