BOJ sẽ không còn gây sốc?
NHTW Nhật sẽ điều chỉnh chính sách (nếu cần) để đạt mục tiêu lạm phát | |
BOJ thay đổi mục tiêu chính sách sang kiểm soát đường cong lãi suất | |
Kinh tế Nhật đang phải đối mặt với những khó khăn gì? |
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda |
Điều đó nhiều khả năng sẽ được chứng minh trong tuần tới khi BOJ được dự báo sẽ giữ nguyên chính sách hiện hành mặc dù BOJ có thể hạ dự báo cho thấy ông Kuroda vĩnh viễn không đạt được mục tiêu lạm phát 2% của mình cho tới trước khi nhiệm kỳ 5 năm của ông kết thúc vào tháng 4/2018.
“Những ngày nỗ lực để nâng cao kỳ vọng lạm phát bằng những biện pháp sốc đã trôi qua”, một nguồn tin quen thuộc với suy nghĩ của BOJ nói với Reuters. “Sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách”.
Ông Kuroda đã nói trước Quốc hội Nhật hồi tuần trước rằng, BOJ có thể một lần nữa phải kéo dài thời gian để đạt được mục tiêu lạm phát của mình. Tuy nhiên ông cho rằng, không cần thiết nới lỏng hơn nữa tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 31/10 tới.
“Có thể có một số sửa đổi trong dự báo của chúng tôi về việc lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2% trong năm tài chính 2017”, ông cho biết.
Theo số liệu vừa được công bố, chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 9 khi chi tiêu hộ gia đình giảm. Điều đó càng củng cố quan điểm sẽ phải cần thêm thời gian để lạm phát tăng tốc tới mục tiêu 2%.
Trong quá khứ, thị trường đã từng bị nhiều bất ngờ. Trong năm 2013, BOJ bất ngờ triển khai chương trình mua tài sản khổng lồ của mình, được gọi là “nới lỏng định lượng và định tính" (QQE). Liệu pháp sốc này của ông ban đầu đã thúc đẩy giá cổ phiếu và làm suy yếu đồng yên.
Ông tiếp tục khiến thị trường bất ngờ hơn nữa khi tiếp tục mở rộng gói QQE vào tháng 10/2014. Thậm chí ông còn bất ngờ cắt giảm lãi suất xuống dưới 0% vào đầu năm 2016, một giải pháp mà trước đó một thời gian ngắn, ông còn kịch liệt phản đối.
“Khi tất cả các công cụ chính sách tiền tệ đã được sử dụng, cách tiếp cận sốc không còn phát huy hiệu quả nữa”, Toshiro Mutoh - cựu phó thống đốc BOJ và nay là Chủ tịch của Daiwa Institute of Research nói. “Đó là lý do tại sao BOJ cần phải tránh việc gây bất ngờ cho thị trường mà cần làm cho ý định của mình dự đoán nhiều hơn thông qua các hướng dẫn”.
Hồi tháng trước, BOJ đã buộc phải cải tổ khung chính sách của mình để phù hợp tốt hơn với cuộc chiến lâu dài chống lại tình trạng giảm phát. Kể từ đó, Kuroda đã bị loại bỏ gần như mọi thứ khiến BOJ của ông trở nên “độc đáo”.
Chính sách của BOJ hướng tới việc in tiền để thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát đã được thay thế bằng một khung chính sách phức tạp "kiểm soát đường cong lãi suất" (YCC) với hai mục tiêu - một mục tiêu lãi suất ngắn hạn là - 0,1% và một mục tiêu kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 khoảng 0%.
Khuôn khổ chính sách mới được áp dụng sau khi BOJ có được kết quả đánh giá toàn diện các chính sách được tiến hành trước đó. Trong đó BOJ đã thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của các chính sách trước đó.
Theo đó, BOJ thừa nhận không có mối liên hệ trực tiếp giữa tốc độ in tiền và kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn. Nó cũng cho biết chương trình kích thích kinh tế của mình đã không đủ mạnh để vượt qua những cơn gió ngược và nâng cao kỳ vọng lạm phát.
Chưa kể việc triển khai các chính sách này cũng vấp phải nhiều ý kiến không ủng hộ của các thành viên trong Hội đồng chính sách.
Tuy nhiên, “kiểm soát đường cong lợi suất là một chính sách chưa được kiểm tra. Do đó, vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về cách thức hoạt động”, chuyên gia Mutoh của Viện Daiwa cho biết. “Đây là một thách thức mới rất lớn cho BOJ”.