Chân dung các ứng viên cho chức vụ Chủ tịch Fed kế tiếp
Ông Trump hiện đang phải đối mặt với việc lựa chọn ai trong số 4 ứng viên, trong đó 2 người hiện đang là các quan chức Fed: Chủ tịch Fed Janet Yellen và Thống đốc Jerome Powell; và 2 người khác: Gary Cohn - hiện đang là cố vấn kinh tế hàng đầu của ông TRump, và cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh.
Dưới đây là các tiểu sử ngắn gọn của các ứng cử viên (xếp theo thứ tự A,B,C):
1. Gary Cohn, 57 tuổi, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC)
* Kinh nghiệm: Nhân viên của Goldman Sachs trong một thời gian dài; Chủ tịch, Giám đốc điều hành của ngân hàng phố Wall từ năm 2006 đến năm 2017.
* Học vấn: Cử nhân kinh doanh, Đại học Mỹ
* Qua điểm chính sách: Chức vụ hiện tại của Cohn là Giám đốc của NEC không cho ông nhiều cơ hội để bình luận về chính sách tiền tệ, nhưng trước đây ông đã từng lo lắng rằng Fed đã bị “hạn chế” bởi động thái cố gắng giữ cho đồng tiền yếu của các ngân hàng trung ương khác.
Ông từng phát biểu: “Nếu chúng ta thức dậy vào ngày mai và mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất của họn khoảng (3%) thì thế giới sẽ là một nơi tốt hơn”.
* Ưu điểm: Sự hiểu biết của chuyên gia về các thị trường tài chính tại một thời điểm Fed đang cố gắng thu hẹp danh mục đầu tư trái phiếu đã mua vào sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bên cạnh đó là sự tin tưởng của Nhà Trắng và nhiều Đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội khi đã cho Cohn một vai trò khá quan trọng trong chính quyền Trump.
* Nhược điểm: Thiếu nền tảng kinh tế học ở thời điểm mà Fed mong đợi nhiều hơn về các mô hình kinh tế lượng để giải mã các tín hiệu trái chiều trong dữ liệu lạm phát và việc làm. Bên cạnh đó, quãng thời gian hàng thập kỷ làm việc tại Goldman Sachs cùng với khối tài sản cá nhân trị giá ít nhất 260 triệu USD có thể khiến ông gặp khó tại Thượng viện, nơi mà các thành viên của cả lưỡng đảng đều nhìn ngân hàng đầu tư như một biểu tượng của sự dư thừa trong ngành công nghiệp tài chính. Ngoài ra ông này cũng đã từng phê bình Trump sau sự kiện Charlottesville, Virginia.
2. Jerome Powell, 64 tuổi, Thống đốc Fed
* Kinh nghiệm: Luật sư và nhà ngân hàng đầu tư; đối tác trong công ty cổ phần tư nhân Carlyle Group từ năm 1997-2005; Quan chức Kho bạc Cao cấp dưới thời Tổng thống George H.W. Bush; Thống đốc Fed từ năm 2012 (do Tổng thống Obama bổ nhiệm).
* Học vấn: Cử nhân về chính trị, Đại học Princeton; Luật học tại Đại học Georgetown
* Quan điểm chính sách: Powell đã không bao giờ bị phản đối trong thời gian ở Fed, và có cùng quan điểm với bà Yellen là ủng hộ tăng dần lãi suất miễn là nền kinh tế tiếp tục phát triển và lạm phát dự kiến sẽ tăng lên. Ông ủng hộ việc nới lỏng một số khía cạnh của Đạo luật Dodd-Frank và đã thảo luận cách để sửa lại Quy tắc Volcker.
Ông từng nói: “Ủy ban (thị trường mở liên bang – FOMC) đã kiên nhẫn trong việc tăng lãi suất, và sự kiên nhẫn đã cho thấy lợi ích... Tôi cho rằng sẽ là thích hợp để tiếp tục tăng lãi suất”.
* Ưu điểm: Ông là một sự lựa chọn không gây tranh cãi cho vị trí Chủ tịch Fed, có thể là đáp ứng cả yêu cầu thay thế và kế thừa. Bên cạnh đó ông còn là đảng viên Cộng hòa duy nhất trong Hội đồng Thống đốc hiện tại, đã giúp định hướng nền kinh tế trong quá trinh phục hồi và có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội. Không chỉ vậy, sự hiểu biết về thị trường và quy chế tài chính còn có thể được coi là một điểm cộng của ông.
* Nhược điểm: Có thể không đưa ra đủ thay đổi nếu Trump quyết định thay thế Yellen. Chuyên môn kém về kinh tế học song lại hiểu biết nhiều hơn về thị trường và quy định về tài chính, điều này có vẻ quá chồng chéo với Phó chủ tịch giám sát Randal Quarles
3. Kevin Warsh, 47 tuổi, Visiting Fellow tại Viện Hoover của Đại học Stanford
* Kinh nghiệm: Thống đốc Fed từ năm 2006 đến năm 2011; cố vấn kinh tế cho Tổng thống George W. Bush từ 2002 đến 2006; Luật sư M&A tại Morgan Stanley trong 7 năm.
* Học vấn: Cử nhân về chính sách công, Đại học Stanford; Bằng Luật từ Đại học Harvard.
* Quan điểm chính sách: Warsh cảm thấy Fed không nên cố gắng điều chỉnh nền kinh tế và lập luận rằng các nhà hoạch định chính sách có quá nhiều quyền quyết định. Ông cảm thấy Fed nên nhắm tới lạm phát từ 1% đến 2%, hạ thấp một cách hiệu quả mục tiêu lạm phát của mình.
* Ưu điểm: nhà cựu ngân hàng và vài năm trước đây từng là cánh tay phải của cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke trên thị trường tài chính, đã quen thuộc với Phố Wall. Vợ ông – bà Jane Lauder Warsh - là con gái của ông trùm mỹ phẩm Ron Lauder, một bạn lâu năm của ông Trump. Từng phục vụ trong hội đồng tư vấn kinh tế của Tổng thống trước khi nó bị giải tán.
* Nhược điểm: Có thể được coi là thái quá bởi tổng thống, người tự gọi mình là “người lãi suất thấp”. Ông cũng không phải là một nhà kinh tế học như Yellen hay Bernanke nhưng vẫn duy trì quan điểm chính sách tiền tệ của Mỹ cần phải thay đổi toàn diện.
Lo lắng về lạm phát ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, và phản đối Fed trong đợt mua trái phiếu thứ hai, đó có thể là một “vết đen” đối với phán quyết của ông vì sự thành công của chương trình "nới lỏng định lượng". Tuy nhiên ngay cả khi không đồng tình với việc mua trái phiếu của Fed, ông cũng không bao giờ phản đối về các quyết định của FOMC.
4. Janet Yellen, 71, Chủ tịch Fed
* Kinh nghiệm: Đã từng giữ chức vụ Thống đốc Fed, Chủ tịch Fed tại San Francisco, và Phó chủ Fed từ năm 2010 đến năm 2014
* Học vấn: Tiến sĩ kinh tế, Đại học Yale
* Quan điểm chính sách: Yellen chỉ đạo Fed tiếp tục tăng lãi suất “dần dần” và giảm chậm bảng cân đối kế toán, phụ thuộc vào bằng chứng phục hồi kinh tế. Bà lập luận rằng các quy định tài chính được ban hành sau khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế ổn định hơn mà không phải hy sinh tăng trưởng.
Bà từng nói: “Các đồng nghiệp của tôi và tôi có thể đã đánh giá sai về sức mạnh của thị trường lao động... hoặc thậm chí là những động lực cơ bản thúc đẩy lạm phát ... Làm thế nào để xây dựng chính sách khi đối mặt với sự không chắc chắn đáng kể như vậy? Theo quan điểm của tôi, nó thích hợp cho việc điều chỉnh dần dần”.
* Ưu điểm: Sau nhiều năm làm việc trong hệ thống Fed và 4 năm ở vị trí Chủ tịch Fed, bà đã nhận được sự tin tưởng của thị trường và cho thấy bà có thể thay đổi chính sách mà không gây ra sự biến động lớn. Việc nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp và thị trường chứng khoán mạnh mẽ đang ủng hộ bà tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa, trong khi Tổng thống Trump đã nói công khai rằng ông cảm thấy bà đang làm việc tốt.
* Nhược điểm: Có thể được xem như là người ủng hộ đảng Dân chủ bởi Tổng thống, người đang muốn đặt dấu ấn của mình lên Fed. Bên cạnh đó, bà cảm thấy các quy định được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn nguyên giá trị và điều đó có thể xung đột với mong muốn thay đổi của chính quyền ông Trump. Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn Fed có ít quyền tự do quyết định hơn đối với chính sách tiền tệ, một ý tưởng mà bà Yellen chống lại.