Chiến thắng của ông Trump có thể phá vỡ kế hoạch tăng lãi suất của Fed
Mỹ: Tăng trưởng việc làm mạnh củng cố kỳ vọng tăng lãi suất | |
Fed giữ nguyên lãi suất, song để ngỏ khả năng tăng vào tháng 12 | |
Kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng nhưng áp lực lạm phát, tăng lương yếu |
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) |
Thị trường tài chính biến động khá mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump. Đồng USD và chứng khoán chìm sâu, trong khi các nhà đầu tư trốn chạy vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng, đẩy giá vàng tăng vọt.
Trong quá khứ, những đợt biến động của thị trường tài chính toán cầu đã khiến Fed thận trọng hơn đối với việc tăng lãi suất, đơn cử như việc thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc trong năm 2015 và sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu hồi cuối tháng Sáu.
Những lo ngại của giới đầu tư không phải là không có căn cứ khi Trump đã cam kết sẽ bãi bỏ hoặc đàm phán lại hiệp định thương mại quốc tế, từ đó có thể đặt ra một làn sóng bảo hộ, đe dọa đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong kế hoạch kinh tế của mình, ông Trump cũng kêu gọi cắt giảm mạnh thuế, mà nhiều nhà kinh tế ước tính điều đó sẽ càng khiến ngân sách của Hoa Kỳ thâm hụt nặng.
“Tất cả những điều đó làm tăng tỷ lệ cược rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 12”, Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng của Analytics Moody nói sau chiến thắng của ông Trump vào hôm thứ Ba.
Chiến thắng của Trump cũng tạo làm dấy lên mối ra nghi ngại về tương lai của Chủ tịch Fed Janet Yellen khi mà trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã cáo buộc Fed giữ lãi suất thấp để giúp Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama. Ông cũng cho biết có thể sẽ thay thế Yellen sau khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào tháng 1/2018, khiến các nhà phân tích về việc liệu bà Yellen có từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Thêm những bất ổn cho Fed và lộ trình tăng lãi suất khi mà kế hoạch kinh tế của ông Trump rất thiếu chi tiết. Theo đó ông đề xuất cho phép các bang chi tiêu nhiều hơn về bảo hiểm y tế cho người nghèo, nhưng không đưa ra các tính toán chi tiết. Ông Trump cũng đã hứa sẽ cắt giảm thuế suất thuế cá nhân và doanh nghiệp, nhưng một số nhà kinh tế đặt dấu hỏi khi cơ sở cho việc làm cũng không được đề cập chi tiết.
Ông Trump nói rằng, chính sách của ông sẽ mở ra một làn sóng đầu tư kinh doanh, tạo ra 25 triệu việc làm và nâng tăng trưởng hàng năm của Hoa Kỳ lên gần gấp đôi hiện nay.
“Chúng tôi có một kế hoạch kinh tế rất lớn, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng của chúng tôi và có nền kinh tế mạnh nhất thế giới”, ông Trump nói với những người ủng hộ trong bài phát biểu mừng thắng lợi của mình.
Trong khi cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cho biết, Fed sẽ theo dõi sát những biến động của thị trường tài chính và liệu chính sách tài khóa có thay đổi sau cuộc bầu cử.
Evans cũng khẳng định, Fed sẽ thiết lập chính sách dựa trên nhiệm vụ của mình là việc làm đầy đủ và lạm phát tăng ổn định. “Chúng tôi cần phải độc lập trước các áp lực chính trị ngắn hạn”, ông nói với các phóng viên ở New York.
Các tác động ban đầu của chính sách bảo hộ của Trump có thể không hoàn toàn xấu. Nhà kinh tế Barry Eichengreen đã tranh luận hồi đầu năm nay rằng, trong khi các biện pháp trừng phạt về thuế đe dọa thổi bùng cuộc chiến tranh thương mại và những căng thẳng địa chính trị, song nó có thể thúc đẩy tăng lương và lạm phát ở Hoa Kỳ, đó là những mục tiêu mà Fed lâu nay vẫn theo đuổi.
Tuy nhiên nhóm các nhà nghiên cứu của Zandi tại Analytics Moody cũng dự báo rằng, rằng việc thực hiện đầy đủ các đề xuất thương mại và xuất nhập cảnh của Trump có thể thúc đẩy lạm phát, cuối cùng kích hoạt Fed tăng lãi suất.
Tuy nhiên, “chính sách cắt giảm thuế của ông (Trump) có thể dẫn đến sự gia tăng lớn trong thâm hụt ngân sách và các biện pháp trừng phạt thương mại của ông có thể làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Điều đó có thể đưa chúng ta vào một cuộc suy thoái”, Donald Selkin - Chiến lược gia thị trường tại National Securities ở New York cho biết.
Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cũng đã phát biểu vào ngày 13/10 rằng, Fed sẽ phải theo dõi sát những thay đổi chính sách có thể xảy ra sau cuộc bầu cử. Với tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ dưới 5%, một sự gia tăng tài chính lớn có thể đẩy lạm phát cao hơn.