Chính sách tiền tệ vẫn vận hành ổn định
Cơ hội Fed tăng lãi suất trong tháng 9: Cửa mở, nhưng rất hẹp | |
Chủ tịch Fed: Việc tăng dần lãi suất là hoàn toàn phù hợp |
Ảnh minh họa |
Hội nghị đã thảo luận để tìm ra những biện pháp tốt nhất tạo sức bật cho tăng trưởng kinh tế đang ở mức thấp, nhìn lại các chính sách và hiệu quả các chính sách đang được áp dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô tại một số khu vực, nền kinh tế lớn. Một điểm đáng chú ý là sự kiện này cũng được xem như đã phát đi một thông điệp của giới nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ (CSTT).
Đó là CSTT theo trường phái “dovish” tại các nền kinh tế nên dừng lại, không thể đặt hết mọi hy vọng vào đây. Việc tập trung theo đuổi các giải pháp “cách tân” trong điều hành CSTT đang làm sao lãng sự chú ý cần thiết đối với sự “ngủ yên” của chính sách tài khóa (CSTK).
Theo Christopher A. Sims – giáo sư của trường Princeton, người từng nhận giải thưởng Nobel kinh tế đã phát biểu rằng, chi tiêu Chính phủ gia tăng là cần thiết để đưa các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới thoát khỏi sự ngưng trệ, và theo ông thì NHTW cần phải coi sự vào cuộc của CSTK là điều cần thiết trong lúc này. Bên cạnh đó, nhà kinh tế Peter Blair Henry của trường đại học New York University cho rằng, NHTW cần phải tập trung vào tầm quan trọng của CSTK.
Các nước phát triển đã dựa quá nhiều vào NHTW kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã sử dụng chính sách lãi suất thấp để khuyến khích tăng chi tiêu của các DN và hộ gia đình trong nền kinh tế, trong khi chi tiêu của Chính phủ phải theo hướng thắt lưng buộc bụng.
Các NHTW đã điều hành lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, NHTW châu Âu và Nhật Bản đã áp dụng chính sách lãi suất âm – được xem như là mức thuế tiết kiệm để khuyến khích tiêu dùng.
Tuy nhiên, kết quả đến ngày hôm nay thì cả tăng trưởng việc làm và lạm phát vẫn duy trì ở mức yếu. Thậm chí, tại Mỹ, Fed đã phải đối mặt, giải quyết những hậu quả của khủng hoảng được đánh giá là thuyết phục hơn NHTW các nước khác và Chính phủ liên bang có quyền chi tiêu tự do hơn nhưng tăng trưởng và lạm phát vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, hàng triệu người trung niên vẫn không có việc làm. Mohamed A. El-Erian, tư vấn trưởng của Allianz đã cảnh báo gần đây rằng, đã đến lúc phải tháo chạy.
Nếu các quốc gia phát triển không tăng chi tiêu và theo đuổi việc cải cách về cấu trúc trong những năm tới thì chính họ sẽ bị bó chân trong trong viễn cảnh tăng trưởng thấp.
Hơn nữa, ông cũng cho rằng các NHTW sẽ trở thành những người “tàn tật” trong cuộc chiến chống khủng hoảng ở tương lai. Các NHTW sẽ không còn dư địa để cắt giảm thêm lãi suất – nguyên nhân làm cho các điều kiện kinh tế trở nên xấu hơn.
Tại Mỹ, cả hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới là Donald J. Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa, và bà Hillary Clinton, ứng cử viên của đảng Dân chủ đều kêu gọi tăng chi tiêu của Chính phủ phủ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng đã đánh giá, ghi nhận những nỗ lực của CSTT khi thiếu vắng sự hỗ trợ của CSTK. Theo bà Yellen, Chủ tịch của Fed, mặc dù lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với lịch sử nhưng tác động chính sách vẫn đang phát huy hiệu quả.