CPH chậm, thoái vốn đủng đỉnh, chây ì sẽ bị xử lý
Nhiều hãng bia ngoại xếp hàng chờ mua cổ phần của Habeco, Sabeco | |
Phải luật hóa để thúc đẩy thoái vốn | |
Lần lữa thoái vốn |
Câu chuyện nội bộ thì lình xình, CPH tám, chín năm nhưng không niêm yết như Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), rồi chuyện thua lỗ lớn ở CTCP Thép Thái Nguyên là điển hình cho vấn đề “chất lượng CPH” và tình trạng cố tình chậm trễ.
SCIC đã lên kế hoạch và sẽ bắt đầu bán vốn của Vinamilk trong năm 2016 |
Trong các báo cáo về CPH, báo cáo nào cũng đưa ra nguyên nhân CPH chưa hoàn thành như kế hoạch vẫn là những vấn đề được lặp đi lặp lại lâu nay như: thị trường chứng khoán còn có những khó khăn; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm; khó khăn nội tại của nền kinh tế… nên nhu cầu các dòng vốn hạn chế, không bán được.
“Song, điều quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân mang tính chủ quan”, rất thẳng thắn ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) nói. Điều đó thể hiện qua việc CPH nhưng chưa bàn giao vốn về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), DN sau CPH không lên niêm yết…
Nhiều DN nằm trong diện nhà nước không cần nắm giữ, phải thoái hết vốn nhà nước nhưng vẫn chưa thoái vốn. Chưa kể, có những đồng chí lãnh đạo DN có tâm tư, giờ đang đi ô tô, ngồi phòng máy lạnh, nếu sau CPH, Nhà nước bán hết vốn thì mình đi đâu ở đâu. Vậy nên có tình trạng CPH chậm ngày nào hay ngày đó.
Hai năm gần đây Chính phủ đã rất ráo riết với việc thoái vốn CPH. Thủ tướng đã yêu cầu xem xét xử lý tỉnh nào làm chậm. Quá trình thực hiện và các vướng mắc thực tế đã được Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát, kịp có phương án giải quyết, nếu cần sẽ trình Thủ tướng quyết.
Đặc biệt sẽ ráo riết rà soát, xử lý tình trạng chây ì, đủng đỉnh. Đã có nhiều cơ chế và giải pháp quan trọng tháo gỡ khó khăn cho quá trình bán vốn được ban hành. Đặc biệt là đã có quy định cho thuê tư vấn quốc tế tư vấn cho DN lớn CPH, thoái vốn. Bên cạnh đó là giải pháp thúc đẩy minh bạch thông tin để tiếp tục CPH, thu hút nhà đầu tư ngoại.
“Mọi cơ chế đã rõ ràng. Tiến trình CPH DNNN phải tiếp tục làm quyết liệt hơn trong 5 năm tới 2016-2020”, theo ông Tiến. Việc thoái vốn các DNNN dù rất cần thiết, cấp bách nhưng cũng cần phải làm theo lộ trình cụ thể đúng quy định của pháp luật, công khai minh bạch. Đặc biệt sẽ bổ sung chế tài xử lý việc chậm niêm yết cổ phiếu. Bởi điều quan trọng nhất chưa phải là số lượng mà là chất lượng của việc CPH.
Ông Tiến cho biết: Việc đấu giá phải thực hiện công khai, không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước. Định giá lại DN, công khai minh bạch việc đấu giá sẽ đảm bảo giá trị mà Nhà nước thoái, quyền lợi cổ đông.
Nhà đầu tư đang quan tâm đến việc thoái vốn tại Sabeco, Habeco (hiện phần vốn nhà nước chưa bàn giao về SCIC và 10 DN lớn khác mà SCIC đang quản lý, trong đó có Vinamilk.
Ông Tiến giải thích, về mặt pháp lý, Bộ Công Thương vẫn đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Sabeco, Habeco và chịu trách nhiệm chính trong việc thoái vốn tại 2 DN này, Bộ Tài chính chỉ “gác gôn”, tham mưu, giám sát. Việc bán vốn có thể nhiều lần hay tùy theo diễn biến thị trường. Nguyên tắc là việc thoái vốn phải đảm bảo tối đa lợi ích của Nhà nước.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ từ năm nay sẽ tiến hành bán vốn ở 10 DN mà SCIC đang quản lý, nếu không bán được thì phải giải trình. Trong 10 DN đó có những DN rất hấp dẫn như FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh, Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Riêng trường hợp ở Vinamilk, do quy mô Nhà nước nắm giữ lớn, thị giá cổ phiếu cao, nên việc bán phải thực hiện đúng quy trình. Quan điểm là phải thận trọng bởi ngoài nhiệm vụ bảo đảm lợi ích của Nhà nước thì còn đảm bảo tính ổn định thị trường.
Mặt khác, do Vinamilk là DN có quy mô vốn lớn và có thể tác động mạnh tới thị trường nên khi tiến hành bán vốn phải tránh gây bất ổn thị trường. Bán cổ phiếu Vinamilk phải được tính toán một cách khoa học bởi chúng ta đã từng chứng kiến trước kia, khi thông tin về việc Nhà nước thoái vốn tại DN này, giá cổ phiếu này đã lên rất cao.
Việc bán một phần hay bán hết cổ phần tại Vinamilk, ông Tiến cho rằng còn tùy thuộc vào tình hình, cần lựa chọn lộ trình bán làm sao để lợi ích Nhà nước đạt cao nhất.
“Tôi cho rằng, SCIC sẽ phải nghiên cứu việc bán vốn nhà nước ở Vinamilk. Có thể không chỉ thực hiện tại Việt Nam mà còn cần mời chào nhà đầu tư quốc tế. Bởi thị trường trong nước khó mà hấp thụ hết phần vốn nếu Nhà nước thoái hết tại Vinamilk”, ông Tiến nêu quan điểm. Hơn nữa thương hiệu Vinamilk đã có tiếng trên thế giới và được biết các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng có sự đánh giá cao đối với DN này.