CPTPP và thách thức lớn nhìn từ thị trường lao động
Tuân thủ các cam kết về lao động: Xu thế tất yếu | |
CPTPP có hiệu lực: Áp lực đã thực sự gõ cửa |
Còn Việt Nam thì vẫn đang đứng sau, đứng xa hầu hết các nước thành viên CPTPP về chỉ số năng lực cạnh tranh (NLCT), môi trường kinh doanh (MTKD), năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực… Áp lực cạnh tranh trên thị trường lao động đang là thách thức đòi hỏi cần có các chính sách, giải pháp để hạn chế và hóa giải các thách thức.
Bên cạnh Công đoàn Việt Nam, người lao động sẽ có thêm tổ chức đại diện người lao động |
Do đó bên cạnh những cơ hội mang lại thì một trong thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam mà CPTPP đặt ra là NLCT. Muốn nâng cao NLCT đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực dồi dào cùng sự đào tạo tương xứng. Nguồn nhân lực từ DN, người lao động cho đến nhà quản lý đều phải có trình độ chuyên môn, công nghệ kỹ thuật… để có thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển và nâng cao NLCT trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra, hiện Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do song phương với 7 nước trong CPTPP vì thế nên khả năng tạo ra việc làm mới cho người lao động không phải quá lớn, trong khi về mặt xã hội, một số nhóm đối tượng nhất là ở khu vực nông nghiệp, các DNNVV có thể bị ảnh hưởng.
Vì thế “nếu không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ của Hiệp định CPTPP, đồng thời chịu những tác động không thuận của cuộc CMCN 4.0, như sa lầy ở vị trí bất lợi trong phân công lao động quốc tế”, đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà cảnh báo.
CMCN 4.0 và các cam kết CPTPP đang đặt ra áp lực phải đổi mới nâng cao chất lượng và năng lực của lực lượng lao động nhưng cũng đặt ra áp lực người đại diện, tổ chức đại diện cho người lao động cũng sẽ bị cạnh tranh và để khẳng định được vai trò vị thế thì cũng cần phải đổi mới và “nâng chất”. Trong đó, tổ chức đại diện cho người lao động Việt Nam hiện nay cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, chưa có tiền lệ. Đó là sự ra đời của tổ chức đại diện người lao động tại DN bên cạnh hệ thống tổ chức Công đoàn của Việt Nam.
Sau khi các điều khoản về lao động, về công đoàn có hiệu lực, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với tổ chức đại diện người lao động về thu hút, tập hợp, kết nạp đoàn viên, về thành lập tổ chức ở cơ sở và chia sẻ nguồn lực về tài chính. Trong khi tổ chức Công đoàn Việt Nam đồng thời phải thực hiện chức năng của đoàn thể chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam, thì tổ chức khác chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích của người lao động. Bên cạnh đó, không loại trừ việc sẽ phát sinh không ít những khó khăn trong triển khai các quy định của pháp luật về đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể…
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, Chính phủ đã nhận diện và đề xuất biện pháp xử lý đối với thách thức lớn nhất trong điều kiện cam kết về lao động liên quan đến yêu cầu sửa đổi pháp luật nhằm bảo đảm quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động.
Đặc biệt, thông qua việc ký thư trao đổi với các nước thành viên CPTPP, Việt Nam được hưởng một số linh hoạt về thời gian để hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức bộ máy để bảo đảm phù hợp với quy định của CPTPP liên quan đến vấn đề này. T
heo đó, các nước sẽ không trừng phạt thương mại Việt Nam trong 3 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực cho tất cả các nhiệm vụ của chương lao động, và sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực cho các nhiệm vụ liên quan đến tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể (có thể thêm 2 năm nữa nếu các nước đồng ý xem xét lại).
Trong dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn, Chính phủ cũng đang dự kiến cho thành lập tổ chức đại diện người lao động tại công đoàn. Đây là một tổ chức chủ yếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp về quan hệ lao động và không mang màu sắc chính trị, không có các hoạt động khác liên quan đến chính trị. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với tổ chức công đoàn nên ngoài việc cần xem xét, rà soát khi sửa đổi Bộ luật Lao động vào năm 2019 còn cần phải xem xét sửa đổi Luật Công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan khác để nâng cao hiệu quả các cơ chế về đối thoại, thương lượng, hợp tác, tham vấn trong quan hệ lao động.
Theo Đại biểu Ngọ Duy Hiểu, trong sửa đổi các pháp luật liên quan, cần làm sao thiết lập được những quy định vừa đảm bảo thực hiện các cam kết của chúng ta nhưng vừa linh hoạt trong việc thực thi, tổ chức thực hiện, không để những tổ chức khác ra đời không vì lợi ích bảo vệ người lao động mà vì những động cơ chính trị, chống phá nước ta và cũng không để những tổ chức khác ra đời do giới chủ thao túng, phá hoại Công đoàn Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động của DN.
Thực tế thời gian qua, Công đoàn Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả, khắc phục bệnh hành chính, tư duy bao cấp trong hoạt động hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức công đoàn, là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Với những thách thức mới đặt ra, Công đoàn Việt Nam cần coi đây là cơ hội để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của mình.