Đề xuất 5 điểm cấm trong sử dụng Ví điện tử
Ảnh minh họa |
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Thông tư này hướng dẫn về dịch vụ TGTT đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ TGTT, không bao gồm các trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ Ví điện tử.”
Dự thảo Thông tư sửa đổi Điều 6 quy định, tổ chức được cấp Giấy phép chỉ được thực hiện cung ứng các dịch vụ TGTT ghi trong Giấy phép theo đúng phạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
Điểm đáng lưu ý là dự thảo Thông tư đã bổ sung Điều 6a về các hành vi bị cấm: gồm: Sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng Ví điện tử hoặc thông tin Ví điện tử, mở hộ Ví điện tử; mở hoặc duy trì Ví điện tử nặc danh, mạo danh.
Cấm làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép. Lợi dụng việc cung ứng dịch vụ được cấp phép để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Theo Ban soạn thảo, việc dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị cấm nhằm ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ Ví điện tử, Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động rửa tiền, lừa đảo, gian lận và các hoạt động vi phạm quy định của pháp luật khác.
Tại Điều 8 dự thảo Thông tư cũng quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở TKĐBTT cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng hoặc các biện pháp đảm bảo khác. Ngân hàng hợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở TKĐBTT để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử phải tách bạch với TKĐBTT cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng.
Tổng số dư trên TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Về hồ sơ mở Ví điện tử gồm thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài).
Đối với Ví điện tử của tổ chức: Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này; Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp, như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật...