Đề xuất 5 điểm cấm trong sử dụng Ví điện tử
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Thông tư này hướng dẫn về dịch vụ TGTT đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ TGTT, không bao gồm các trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ Ví điện tử.”
Dự thảo Thông tư sửa đổi Điều 6 quy định, tổ chức được cấp Giấy phép chỉ được thực hiện cung ứng các dịch vụ TGTT ghi trong Giấy phép theo đúng phạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
Điểm đáng lưu ý là dự thảo Thông tư đã bổ sung Điều 6a về các hành vi bị cấm: gồm: Sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng Ví điện tử hoặc thông tin Ví điện tử, mở hộ Ví điện tử; mở hoặc duy trì Ví điện tử nặc danh, mạo danh.
Cấm làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép. Lợi dụng việc cung ứng dịch vụ được cấp phép để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Theo Ban soạn thảo, việc dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị cấm nhằm ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ Ví điện tử, Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động rửa tiền, lừa đảo, gian lận và các hoạt động vi phạm quy định của pháp luật khác.
Tại Điều 8 dự thảo Thông tư cũng quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở TKĐBTT cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng hoặc các biện pháp đảm bảo khác. Ngân hàng hợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở TKĐBTT để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử phải tách bạch với TKĐBTT cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng.
Tổng số dư trên TKĐBTT cho dịch vụ Ví điện tử phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Về hồ sơ mở Ví điện tử gồm thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài).
Đối với Ví điện tử của tổ chức: Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này; Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp, như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật...
Các tin khác

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ: Giải pháp, liều lượng và thời điểm được cân nhắc rất kỹ lưỡng

Hỗ trợ tăng trưởng: Cần thêm các chính sách đồng hành cùng tín dụng, lãi suất

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT

Giảm lãi suất điều hành góp phần phục hồi kinh tế

Ưu tiên tối đa về cơ chế, nguồn lực cho lâm nghiệp, thủy sản

Thảo luận Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Làm rõ các quy định về “cho vay nội bộ”

NHNN yêu cầu tăng cường tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu nợ

Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Giảm lãi suất cần cộng hưởng chính sách kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng

Giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

Tăng cường tài chính số thúc đẩy tài chính toàn diện

Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
