Đường cong lợi suất bị nắn thẳng: Fed có quan tâm?
1. Đường cong lợi suất là gì?
Đó là một cách để cho thấy sự khác biệt về mức bồi thường mà các nhà đầu tư nhận được khi lựa chọn mua nợ ngắn hạn hoặc dài hạn. Thông thường, họ đòi hỏi mức đền bù lớn hơn trong thời gian dài hơn do rủi ro cũng lớn hơn. Vì vậy, đường cong lợi suất thường dốc lên.
2. Đường cong lợi suất phẳng là gì?
Một đường cong lợi suất bị nắn thẳng khi mức phí bảo hiểm, hay chênh lệch lợi suất, đối với trái phiếu dài hạn giảm xuống bằng 0. Hay nói cách khác, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm không khác gì lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Nếu nó giảm dưới không, đường cong được coi là “đảo ngược”.
3. Tại sao lại quan trọng?
Đường cong lợi suất đã phản ánh lịch sử của nền kinh tế, đặc biệt về lạm phát. Khi các nhà đầu tư nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng, họ sẽ đòi hỏi mức lợi suất cao hơn để bù đắp tác đọng của nó.
Kể từ khi lạm phát thường xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, một đường cong lợi suất có độ dốc cao thường có nghĩa là các nhà đầu tư có kỳ vọng rất lạc quan. Ngược lại, một đường cong lợi suất đảo ngược đã là một chỉ báo đáng tin cậy cho những sự sụt giảm kinh tế sắp xảy ra, giống như một sự khởi đầu cuộc suy thoái 10 năm trước đây.
Cụ thể, mức chênh lệch lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã đảo ngược trước khi diễn ra 7 cuộc suy thoái trong quá khứ.
4. Điều gì đã xảy ra với đường cong lợi suất của Mỹ?
Nó đã bị nắn thẳng nhiều hơn trong năm nay, đặc biệt là trong vài tuần gần đây. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm hiện chỉ là 56 điểm cơ bản, giảm xuống từ 125 điểm. (Điểm cơ bản là một phần trăm của một điểm phần trăm). Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu 5 năm và 30 năm, là 114 điểm cơ bản vào đầu năm, giờ cũng chỉ còn là 63 điểm.
Lãi suất ngắn hạn tăng và các nhà đầu tư giảm nhu cầu bảo hiểm khi mua trái phiếu dài hạn |
5. Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều lý thuyết và không thiếu các yếu tố. Một mặt, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng dần các mức lãi suất ngắn hạn để đáp ứng với nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ vừa phải. Nhưng ở Mỹ, cũng như ở hầu hết các nước phát triển khác, lạm phát đang ở dưới mức mong đợi mặc dù tăng trưởng mạnh hơn. Điều đó lại kìm hãm lợi suất dài hạn không thể tăng tương ứng.
Ngoài ra còn 2 lý do khác có thể xảy ra: Các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm có nhu cầu lớn đối với trái phiếu dài hạn, có chất lượng cao; và Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục mua trái phiếu dài hạn lớn. Cả hai yếu tố này đều làm giảm lợi suất dài hạn.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 5 năm và 30 năm theo điểm cơ bản |
6. Điều này có ý nghĩa gì đối với Fed?
Đó là một câu hỏi lớn. Phần lớn các nhà hoạch định chính sách của Fed muốn tăng lãi suất để cân bằng tăng trưởng và tạo ra dư địa lớn hơn để có thể đối phó trong trường hợp suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, Fed cũng lo ngại có thể làm sống dậy cuộc khủng khoảng tài chính trong bối cảnh điều kiện tài chính lỏng lẻo. Vì vậy nó sẽ tiếp tục làm phẳng đường cong năng suất bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn?
Các nhà đầu tư có thể sẽ coi đó như một dấu hiệu đáng lo ngại. Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester gần đây đã xem nhẹ những lo lắng của thị trường; trong khi Chủ tịch Fed St Louis James Bullard lại kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm đến đường cong lợi suất phẳng vì đây là tín hiệu không tốt cho nền kinh tế.
Nếu sự lo ngại này đủ lớn, có thể làm giảm kế hoạch hiện tại của Fed nhằm tăng lãi suất trong năm 2018.
7. Các chuyên gia nghĩ điều gì sẽ xảy ra?
Hiện phần đông các chiến lược gia về thu nhập cố định trên Phố Wall kỳ vọng chênh lệch lợi suất vẫn tiếp tục giảm trong những năm tới. Thậm chí một số ít trong đó mong đợi đường cong lợi suất sẽ bị nắn thẳng hoàn toàn về không hoặc thậm chí đảo ngược đôi khi vào năm 2018; một số thì cho rằng nhiều khả năng điều đó sẽ diễn ra vào năm 2019. Dù sao đi nữa, chừng nào Fed còn tăng lãi suất ngắn hạn, tiên đoán về một đường cong dốc vẫn chỉ là thiểu số.