ECB cũng “chùng xuống” vì lạm phát yếu và đồng euro mạnh lên
Nhiều quan chức Fed lo lắng về lạm phát, kêu gọi ngừng tăng lãi suất | |
Bức tranh kinh tế Eurozone ngày càng sáng | |
ECB cố trì hoãn thời điểm thu hẹp chương trình kích thích |
Ảnh minh họa |
Đồng euro đã tăng 6,3% so với giỏ các đồng tiền được theo dõi bởi ECB kể từ nửa đầu tháng 4. Sự tăng vọt của đồng euro đã làm cho hàng hóa xuất khẩu của khu vực đồng euro kém hấp dẫn trong khi hàng nhập khẩu rẻ hơn, đã được các nhà đầu tư đánh giá là mối đe dọa chính đối với lạm phát, được xác định là sẽ nằm dưới mục tiêu của ECB là gần 2% ít nhất là hết năm 2019.
Biên bản cuộc họp tháng 7 của ECB cho thấy sự lo lắng của các nhà hoạch định chính sách về vấn đề này sau khi phát biểu về việc thay đổi chính sách của Chủ tịch ECB Mario Draghi hồi tháng 6 đã đẩy đồng tiền chung và lợi suất trái phiếu của khu vực tăng mạnh, phá hỏng nỗ lực của ECB trong việc giảm chi phí vay mượn.
Chúng cho thấy các thành viên quyết định lãi suất cũng nhận thức rõ về nguy cơ này khi quyết định không thay đổi cam kết của mình đối với việc kích thích tiền tệ liên tục, lo lắng rằng thậm chí sự điều chỉnh nhỏ nhất trong ngôn ngữ cũng có thể khiến thị trường hiểu sai.
Cũng chính bởi vậy, theo ECB, mối quan ngại trong tương lai là sự tái định giá lại một cách thái quá trên các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường ngoại hối cho dù theo các nhà hoạch định chính sách chuyển động của thị trường cho đến nay chủ yếu là phản ánh sự cải thiện về điều kiện kinh tế của khu vực đồng tiền chung.
Bên cạnh đó, việc lạm phát hiện chỉ ở mức 1,3% vẫn còn xa mục tiêu của ECB đang là một vấn đề nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách khi mà tăng trưởng - ở mức 2,2% trong quý 2 – cao nhất kể từ đầu năm 2011.
Một quan chức ECB đã lập luận tại cuộc họp tháng 7 rằng sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng euro ngày càng trở nên bền vững và ít phụ thuộc vào các gói kích thích của ECB, một quan điểm ủng hộ việc bắt đầu thắt chặt chính sách.
Thế nhưng, tiền lương và giá cả hầu như không phản ứng tương ứng buộc ECB phải giữ nguyên chính sách nới lỏng ngay cả khi tốc độ tăng trưởng hiện nay vượt xa mức tăng trưởng tiềm năng khi không có sự kích thích. “Điều này nhấn mạnh rằng các điều kiện tài chính thuận lợi vẫn chưa thể dỡ bỏ”, ECB bổ sung.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng thừa nhận “một số dấu hiệu tạm thời về sự tăng lên” của lạm phát cơ bản (đã loại trừ giá lương thực và năng lượng), nhưng không thấy “chứng cứ chủ đạo” về sự gia tăng bền vững.
Các quan chức ECB cũng nhấn mạnh rằng, hiện thị trường rất nhạy cảm với thông tin mới và phản đối đề xuất điều chỉnh hướng dẫn của ECB, bao gồm cam kết tăng lượng mua trái phiếu từ tốc độ hàng tháng 60 tỷ euro nếu cần, do lo ngại về sự phản ứng thái quá của thị trường. “Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là tránh gửi tín hiệu có thể dễ bị hiểu lầm và có thể chứng minh là quá sớm”, ECB nói.
Các nhà đầu tư đang sốt ruột tìm kiếm kế hoạch của ECB đối với chương trình mua trái phiếu trị giá 2.300 tỷ euro, chương trình được dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 12 và sẽ được giảm xuống trong năm tới.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của ECB vào tháng 7 cho biết thời gian và tốc độ mua trái phiếu không phải là những công cụ sẵn có duy nhất để điều chỉnh quan điểm chính sách và chính sách có thể được điều chỉnh theo cả hai hướng (thắt chặt hoặc nới lỏng) nếu cần.
Đồng tiền chugn đã rơi xuống thấp nhất 3 tuần so vwosi đồng USD, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm sau khi Biên bản cuộc họp của ECB được công bố.