FDI 30 năm nhìn lại: Chuyện từ người trong cuộc

09:24 | 04/10/2018 Doanh nghiệp
aa
Hôm nay, 4/10/2018, Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Có thể khẳng định từ khi mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đến nay, đầu tư nước ngoài luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam…”.
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam
Chưa thoát cảnh gia công
Sau những con số tăng trưởng vốn FDI

Tính từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, Việt Nam đã thu hút được 26.646 dự án FDI với số vốn đăng ký trên 334 tỷ USD. Nhưng, chắc ít ai biết câu chuyện thu hút đầu tư ở giai đoạn đầu rất nhiều gian truân, không dễ dàng để kéo hàng chục tỷ USD vốn góp từ nước ngoài mỗi năm như hiện nay.

FDI 30 năm nhìn lại: Chuyện từ người trong cuộc

Từ “dò đá qua sông”

Việt Nam mở cửa thu hút vốn FDI trong bối cảnh kinh tế trong nước rất nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phác họa, giai đoạn 1988 - 1994, Việt Nam đang bị bao vây cấm vận. Nền kinh tế trong nước lâm vào khủng khoảng: sản xuất đình đốn, lạm phát phi mã 3 con số. Với 90% dân số làm nông nghiệp, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1986-1990 chỉ đạt 4,4% và các loại lương thực, hàng hóa đều thiếu thốn.

Ở thời điểm đó, thu hút vốn FDI được kỳ vọng rất lớn để không chỉ là “nhờ vốn” từ bên ngoài mà còn mang công nghệ, quản trị vào Việt Nam, tạo ra những thay đổi cơ bản cho nền sản xuất.

“Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm 18 luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác. Chỉ học hỏi cái hay, nên Luật của Việt Nam hấp dẫn...”, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) chia sẻ trên BNews.

Khi đó, các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia chỉ mở cửa dần dần, giới hạn đầu tư của nước ngoài là 49%, còn Việt Nam thì ngay lập tức mở cửa, chấp nhận doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. “Luật chỉ giới hạn tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, mà không giới hạn tối đa”, ông Nguyễn Mại nói

Tuy nhiên, 3 năm đầu thực hiện Luật, cả nước chỉ thu hút được chưa đến 1 tỷ USD vốn thực hiện. “Khó khăn lớn nhất trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thời điểm đó là do chúng ta chưa hiểu nhiều về đầu tư nước ngoài, kể cả lãnh đạo SCCI cho đến các ban quản lý khu công nghiệp, lãnh đạo các sở, UBND tỉnh”, GS. Nguyễn Mại cho biết.

Per Anders Dalin, nguyên Tổng giám đốc Schmidt Việt Nam là một trong những người biết khá rõ bối cảnh lúc ấy. Chàng thanh niên tình nguyện theo chương trình viện trợ của Thụy Điển, tham gia xây dựng Bệnh viện Nhi, đã phát triển dự án xây dựng khu trung tâm công nghệ ở Cầu Giấy - Shchmidt, nhưng gặp không ít thách thức.

Năm 1992, với dự án đầu tư 100 triệu USD, Shchmidt định hướng xây dựng một khu công nghệ sáng tạo. Nơi đây sẽ là nơi trang bị đầy đủ các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm, nơi để các ý tưởng sáng tạo có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Đây cũng sẽ trung tâm nghiên cứu cho các doanh nghiệp.

Nhưng rất đáng tiếc, dự án của Shchmidt đã không được chấp thuận toàn bộ. Schmidt chỉ có thể xây được tòa nhà HITC - tòa nhà văn phòng cao cấp đầu tiên tại Hà Nội. Còn các doanh nghiệp Việt Nam đến tận lúc này vẫn đang rất thiếu điều kiện để nghiên cứu, để phát triển ý tưởng sáng tạo…

“Cái khó là chúng ta không đủ năng lực lựa chọn, thẩm định, đánh giá dự án đầu tư…”, ông Mại chia sẻ. “Thời điểm ban đầu, chúng ta còn yêu cầu nhà đầu tư báo cáo về tỉ suất lợi nhuận, vốn đầu tư để cơ quan chức năng Việt Nam thẩm định, nhưng sau này, chúng ta sớm bỏ các quy định như trên bởi không phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực”.

Thực tế, việc “dò đá qua sông” đối với thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã có được nhiều tiến bộ, tạo nên thay đổi nhanh trong cho nền kinh tế Việt Nam. Bước sang giai đoạn 1995 - 2010, mục tiêu thu hút FDI là hướng vào xuất khẩu hàng hóa, tăng thu ngoại tệ, tạo việc làm, nâng cao năng lực quản lý, đóng góp ngân sách…

Ở giai đoạn này, dòng vốn Nhật Bản đặc biệt “gây ấn tượng”. Hàng loạt tên tuổi lớn của công nghiệp Nhật đầu tư sang Việt Nam, từ việc Toyota, Honda… rót vốn, những nhà cung cấp của các hãng này cũng kéo đến, sản xuất từ hệ thống dây điện cho đến phanh xe, nệm ghế… Bước đầu hình thành một số khu vực tập trung FDI.

FDI 30 năm nhìn lại: Chuyện từ người trong cuộc
Nhà máy Samsung tại Bắc Ninh. Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay tại Việt Nam.

Dấu ấn 30 năm và “mặt trái tấm huy chương”

Từ 2011, nền kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện. Đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu là những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 6-7%/năm.

“Phải khẳng định rằng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi tiên phong trong việc đánh thức và khai thác các tiềm năng và cơ hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá.

Tuy nhiên, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng bắt đầu đặt ra vấn đề cho nền sản xuất. Liên tục mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) tính đến nay. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thông qua và 5 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán.

Với nền tảng đó, khu vực FDI cũng liên tục phát triển. Hiện nay, đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 20% GDP; tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động trực tiếp và 5 triệu lao động gián tiếp.

Vào năm ngoái, đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp; chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm khoảng 17% tổng thu ngân sách.

GS. Mại so sánh, thời điểm bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 200 USD/người/năm, còn nay đã đạt gần 2.500 USD/người/năm.

Khu vực FDI cũng tạo ra sự dịch chuyển các ngành nghề trong xã hội, góp phần hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng bao gồm công nhân lành nghề, kỹ sư công nghiệp, chuyên gia dịch vụ, cán bộ quản trị doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam; thúc đẩy quá trình chuyển từ lao động thu nhập thấp sang lao động có trình độ hiện đại và thu nhập cao.

Hiện nay, đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 20% GDP; tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động trực tiếp và 5 triệu lao động gián tiếp.

Vào năm ngoái, đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp; chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm khoảng 17% tổng thu ngân sách.

Tuy nhiên, “mặt trái tấm huy chương” cũng để lại nhiều suy ngẫm.

“Việt Nam đứng trước một nghịch lý là một mặt thu hút được dòng vốn FDI kỷ lục và vượt qua các quốc gia khác ở ASEAN (năm 2017), mặt khác các bên liên quan lại có quan điểm chung rằng FDI chưa đáp ứng được kỳ vọng…”, Dự thảo Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030 phát hành tháng 3 năm nay đặt vấn đề.

Bộ trưởng Dũng phân tích cụ thể, đó là mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng; thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI còn khiêm tốn; thu hút FDI vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế; còn hiện tượng một số doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường; hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao...

Nhiều con số chỉ ra rằng, đóng góp vào GDP lớn nhưng nộp ngân sách của khu vực FDI thấp hơn mức kỳ vọng, có thể tạo ra bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Tỷ lệ tạo việc làm trên quy mô doanh nghiệp thấp nhưng hàm lượng công nghệ cao rất thấp. Một số chuyên gia chỉ rõ, phần lớn các dự án vẫn là những dự án công nghệ lạc hạu, số dự án có công nghệ tiên tiến hiện đại chỉ chiếm 5-6%. Điểm lại, đã có những dự án gây hệ quả nghiêm trọng tới môi trường. Cũng bởi một thời kỳ nóng lòng muốn thu hút càng nhiều FDI càng tốt.

Về tác động lan toả từ khu vực FDI sang các doanh nghiệp nội, ông Mại bình luận thêm: “Chừng nào ta còn để cho khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều thì vẫn chưa đúng với định hướng phát triển của chúng ta. Phải xác định doanh nghiệp tư nhân trong nước là nội lực phát triển chính”.

FDI 30 năm nhìn lại: Chuyện từ người trong cuộc
Dự án ô nhiễm môi trường có thể gây thiệt hại rất lớn đối với kinh tế - xã hội Việt Nam.

Đến “chọn mặt gửi vàng”

Cùng với chủ trương mở cửa khiến nền kinh tế năng động trở lại, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, trước thách thức của chủ nghĩa bảo hộ, dự báo tác động rất lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo… thì thu hút FDI cũng đứng trước thách thức phải thay đổi.

Theo đó, điểm nhấn chính của “Chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới” là sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho ‘sản phẩm’ của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI...

“Đầu tư nước ngoài phải đi vào thực chất, tạo liên kết, lan tỏa, thúc đẩy các vùng miền…”, ông Dũng nói.

FDI cũng phải tạo sự kết nối hơn, tạo động lực, thúc đẩy các khu vực khác của nền kinh tế phát triển, chia sẻ hài hòa các lợi ích hơn; tham gia vào tăng trưởng, bảo vệ môi trường tốt hơn, hướng vào nền kinh tế phát triển xanh và bền vững; tạo việc làm và thu nhập cao hơn cho người lao động, nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Với quan điểm đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khái quát rằng: thu hút FDI thời kỳ mới phải bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; sử dụng nguồn vốn FDI phải gắn với phát triển bền vững. Khai thác tối đa những lợi thế từ FDI, nhưng phải bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn phù hợp, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, bảo đảm môi trường.

Đồng thời, thu hút FDI, nhưng phải có chính sách chủ động phát triển doanh nghiệp trong nước lớn mạnh để có thể liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, cùng phát triển.

Thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI gắn chặt với việc phải bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia theo nguyên tắc tiếp cận và phân bổ các nguồn lực quốc gia phải công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và trên cơ sở hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc gia.

Bên cạnh đó, cần chú trong việc tăng cường khâu thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống; gắn chặt trách nhiệm thực thi công vụ ở tất cả các ngành, các cấp; đồng thời nâng cao năng lực khâu kiểm tra, giám sát (cả đối với cơ quan nhà nước, cũng như doanh nghiệp FDI); chống đầu tư chui, chuyển giá, vi phạm pháp luật về môi trường…

Giờ thì Per Anders Dalin đã nghỉ hưu và rời khỏi Shcmidt, nhưng ông vẫn giữ vai trò là người tư vấn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Chia sẻ về quan điểm thu hút FDI giai đoạn mới, ông nói: “Cái gì cũng có tính hai mặt của nó và gắn với từng giai đoạn lịch sử”. “Quản lý nhà nước luôn phải chặt chẽ để theo kịp và ngăn chặn mặt trái nảy sinh”.

PV
Nguồn:

Các tin khác

Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Ngày 2/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về “Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 06 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.
Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6
Kết nối các đối tác, tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp Việt

Kết nối các đối tác, tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp Việt

Ngày 3/5, lãnh đạo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sẽ tiếp thêm động lực, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt sản xuất, xuất khẩu kết nối các đối tác, tìm kiếm khách hàng giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi nhu cầu thị trường suy giảm.
Đà Nẵng: Chăm lo “sức khoẻ” của doanh nghiêp

Đà Nẵng: Chăm lo “sức khoẻ” của doanh nghiêp

TP. Đà Nẵng đã và đang triển khai hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Đến nay, nhiều chính sách đã và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần giúp các doanh nghiệp thụ hưởng ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh...
Giải pháp nào cho doanh nghiệp trước nguy cơ tấn công ransomware?

Giải pháp nào cho doanh nghiệp trước nguy cơ tấn công ransomware?

Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
[Infographic] Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 4 năm 2024

[Infographic] Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 4 năm 2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu 50% doanh nghiệp ngành lương thực tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất

TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu 50% doanh nghiệp ngành lương thực tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất

UBND TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2024. Thành phố đặt mục tiêu phấn đấu có tối thiểu 50% doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm được tuyên truyền, phổ biến tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND.
[Infographic] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024

[Infographic] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng Tư tăng 1,19% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 4,1% về số doanh nghiệp, tăng 13,7% về số vốn đăng ký và giảm 20,2% về số lao động.
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn so với số thành lập mới

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn so với số thành lập mới

Doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng cao và vượt ngưỡng trung bình 2 năm gần đây song số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn vượt qua số doanh nghiệp gia nhập thị trường...
Đà Nẵng: Xây dựng cơ chế riêng cho công nghiệp bán dẫn

Đà Nẵng: Xây dựng cơ chế riêng cho công nghiệp bán dẫn

Để thu hút nhà đầu tư trong ngành vi mạch bán dẫn, bên cạnh việc đề xuất các chính sách với Trung ương thì chính TP. Đà Nẵng cũng phải chủ động có những chính sách, cơ chế riêng về thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi thuê đất, pháp lý về đất đai, visa bảo lãnh chuyên gia…
Sau 23 năm đổi mới táo bạo, Vinamilk đặt mục tiêu tăng cả doanh thu và lợi nhuận

Sau 23 năm đổi mới táo bạo, Vinamilk đặt mục tiêu tăng cả doanh thu và lợi nhuận

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đ
Chuyển đổi số song hành chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số song hành chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số là phương tiện để hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Chuyển đổi số giúp Rạng Đông sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng xanh, giảm phát thải ra môi trường.
Bổ sung điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bổ sung điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem thêm
Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Ngày 3/5/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nghề ngân hàng trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo”. Tham dự có ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số Ng
Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo nhận định chung là cần thiết, nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng. Mọi thay đổi chính sách đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và kinh tế, tránh gây ra những hậu quả không lường trước được
[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 4,1% về số doanh nghiệp, tăng 13,7% về số vốn đăng ký và giảm 20,2% về số lao động.
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
dam bao an ninh an toan trong hoat dong thanh toan

Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

Ngày 9/1/2024, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị.
Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị Giao ban hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) quý I năm 2024 gắn với đánh giá thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 4/2024 dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại Đồng Tháp đạt khoảng 109.482 tỷ đồng. Hơn 9.300 hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, người dân đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Trong bối cảnh sức hấp thụ tín dụng đầu năm còn yếu, các TCTD trên địa bàn Phú Yên đã đẩy mạnh triển khai nhiều gói cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng với lãi suất ưu đãi nhằm khơi thông dòng vốn…
Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam Ranh) - nơi mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhiều hoạt động thú vị bên bờ biển Bãi Dài thơ mộng.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình gói vay ưu đãi này được triển khai từ nay đến hết 30/9/2024.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Chỉ cần bật tính năng Techcombank Rewards, mỗi giao dịch của khách hàng đều được tặng điểm để quy đổi thành quà tặng hoặc thành tiền. Quà tặng ra mắt có tổng giá trị đến 412 tỷ đồng.
Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Từ 23/4/2024, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) có thể sở hữu các tài khoản ngân hàng dễ nhớ, mang cá tính riêng bằng nickname thay cho số tài khoản truyền thống chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.
LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

Công ty Tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng THE LOTTE và THE LOTTE PREMIUM dành tặng các tín đồ shopping với hàng loạt đặc quyền khi mua sắm trong hệ sinh thái của Lotte trên toàn quốc.
VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý I đạt hơn 2.500 tỷ đồng

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý I đạt hơn 2.500 tỷ đồng

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy trì trong top đầu ngành. Cùng với đó, các dự án công nghệ và số hóa nhằm nâng cao năng lực phục vụ, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cũng được triển khai.
Phiên bản di động