Fed vẫn muốn tiếp tục tăng lãi suất do lo ngại bất ổn định tài chính
Nhiều quan chức Fed lo lắng về lạm phát, kêu gọi ngừng tăng lãi suất | |
Lạm phát yếu có thể khiến Fed trì hoãn tăng lãi suất | |
Lạm phát yếu không ngăn Fed giảm bảng tài sản, nhưng cản bước lãi suất |
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vừa được công bố trong tuần qua cho thấy sự chia rẽ giữa một bộ phận giữa các nhà hoạch định chính sách tập trung vào lạm phát yếu như là lý do để trì hoãn việc lãi suất thêm nữa với những quan chức cảm thấy điều kiện tài chính vẫn còn lỏng lẻo là một rủi ro mà Fed cần phải tính đến.
Hai quan chức trong tuần này, bao gồm Phó chủ tịch William Dudley, người trước đây đã đưa ra một cách tiếp cận khá ôn hòa trong việc hoạch định chính sách, cho biết điều kiện tài chính gần đây vẫn còn lỏng lẻo mặc dù Fed đã nhiều lần tăng lãi suất và đó là lý do để giữ kế hoạch thắt chặt chính sách như hiện nay.
Khi Fed nói hôm thứ Năm rằng Chủ tịch Yellen sẽ sử dụng bài phát biểu quan trọng tại Jackson Hole vào tuần tới để giải quyết vấn đề "ổn định tài chính", đó là một manh mối cho thấy bà sẽ đồng ý với quan điểm này.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy Chủ tịch Yellen phác thảo một cuộc tranh luận tương tự tại Jackson Hole - đó là điều kiện tài chính là một mảnh của miếng ghép mà hiện vẫn đang hỗ trợ việc duy trì tốc độ thắt chặt dần", các nhà phân tích của NatWest Markets Strategy đã viết trong một lưu ý.
Trong khi các nhà phân tích của TD Securities cho biết họ mong đợi những nhận xét của bà Yellen trở nên trung lập hơn, nhưng bài phát biểu của bà cũng có thể nghiêng về thắt chặt nếu "bà nâng cao quan ngại về sự ổn định về tài chính như là một yếu tố đảm bảo một con đường tăng lãi suất nhanh hơn".
Chủ tịch Yellen đã nói về vấn đề này vào tháng Sáu và không có vẻ quá lo lắng. Khi được hỏi trực tiếp về việc liệu sự nởi lỏng các điều kiện tài chính có đảm bảo tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn, bà lưu ý rằng tình trạng của thị trường tài chính chỉ là một yếu tố trong bộ thông tin mà Fed sử dụng để hoạch định chính sách.
"Chúng tôi đã nhận thấy thị trường chứng khoán đã tăng đáng kể trong năm qua", bà nói. Nhưng "chúng tôi không nhắm đến mục tiêu điều kiện tài chính... mà chúng tôi đang cố gắng để việc làm và lạm phát đáp ứng các mục tiêu được ủy quyền của chúng tôi".
Các dự báo gần đây nhất của các quan chức Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách mong đợi sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, có thể là trong tháng 12, đồng thời cũng sẽ bắt đầu thu hẹp danh mục đầu tư khổng lồ của mình được tích lũy trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế. Cùng với nhau, các biện pháp này sẽ tăng áp lực lên cả chi phí vay mượn ngắn hạn và lãi suất dài hạn và qua đó ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình.
Tuy nhiên, các số liệu lạm phát yếu ớt gần đây đã khiến một số quan chức Fed tranh luận rằng những kế hoạch này - ít nhất là việc tăng lãi suất như dự kiến - phải được trì hoãn cho đến khi có được bằng chứng rõ ràng là sự phục hồi kinh tế vẫn bền vững và lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu 2% của Fed. Hiện lạm phát đang thấp hơn mục tiêu của Fed khoảng một nửa điểm phần trăm.
Thế nhưng việc chính sách vẫn lỏng lẻo, trong khi các điều kiện tài chính thực tế vẫn tiếp tục nới lỏng ngay cả khi Fed tăng lãi suất khiến cho ngân hàng trung ương có thể thắt chặt hơn nữa chính sách hơn nữa mà không gây rủi ro làm chậm lại nền kinh tế.
Trong Biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed, quan điểm của "một thành viên" đã được chỉ ra rằng sự chậm lại nhưng vẫn tiếp tục thắt chặt chính sách, trong môi trường hiện tại, "có khả năng sẽ đạt được sự cân bằng thích hợp" giữa các thành viên của FOMC lo lắng về những sự dư thừa thái quá tài chính và những người tập trung vào lạm phát.
Chủ tịch Fed của Cleveland Loretta Mester cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Reuters tuần này rằng, ngay cả khi lạm phát suy yếu, Fed nên cân nhắc một cách thấu đáo về việc điều kiện tài chính tiếp tục lỏng lẻo có thể trở thành vấn đề.
"Chúng ta có điều kiện tài chính tương đối dễ dàng, đó là lý do khác mà bạn muốn tiếp tục trong việc giảm dần chính sách dễ dãi", thông qua việc tăng lãi suất ngắn hạn và thu hẹp bảng cân đối tài sản. "Nếu không thực hiện, chúng ta có thể tạo ra sự mất cân bằng trong thị trường tài chính".