Gia hạn nợ cho khách hàng vay vốn đầu tư chăn nuôi lợn
Nâng chất lượng tín dụng chính sách nơi xứ dừa | |
Người nghèo ở Khánh Hòa vay vốn ưu đãi làm giàu | |
Hiệu quả từ đồng vốn chính sách tại TP.Cần Thơ |
Thực hiện Văn bản số 3091/NHNN-TD ngày 28/4/2017 của NHNN Việt Nam tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng vay vốn chăn nuôi lợn, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa chỉ đạo Giám đốc NHCSXH các tỉnh, thành phố về việc tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng vay vốn chăn nuôi lợn.
Ảnh minh họa |
Để kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi lợn, giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất, Tổng Giám đốc yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố gia hạn nợ theo cơ chế gia hạn nợ thông thường đối với khách hàng sử dụng vốn vay ưu đãi đầu tư chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú ý gặp khó khăn khi chưa trả được nợ khi đến hạn và có nhu cầu đề nghị gia hạn nợ
Căn cứ vào nguồn vốn, điều kiện của từng địa phương và cơ chế cho vay hiện hành, NHCSXH nơi cho vay phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục xem xét cho vay đối với các hộ có nhu cầu vay vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Dư nợ toàn ngành cho chăn nuôi lợn là gần 30.000 tỷ đồng, số chính sách là 29.344 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn 12.665 tỷ, chiếm 43; cho vay dài hạn là 16.679, chiếm 57%, với số lượng bà con hộ nông dân và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi lợn là 506.058 khách hàng đang còn vay nợ ngân hàng.
Trong đó, dư nợ chủ yếu là của cá nhân, hộ gia đình, khoảng 25.800 tỷ, chiếm tỉ trọng gần 90% tổng dư nợ, 10% còn lại dành cho DN, HTX, mô hình liên kết.
Như vậy, có thể nói vấn đề nuôi lợn với khối lượng dư nợ như vậy trong tổng dư nợ nói chung hoặc tính trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nói riêng cũng là con số rất lớn. Do vừa qua giá bán giảm thấp, một số bà con và DN không tiêu thụ được, chậm trả nợ, nợ xấu đã xuất hiện và tăng lên 352 tỷ đồng, chiếm 1,2% dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn. Hộ nông dân và cá nhân chiếm tỉ trọng lớn là 311 tỷ đồng.
Phó Thống đốc cũng cho biết, ngay từ khi có câu chuyện các DN và đặc biệt là hộ nông dân nuôi lợn không bảo đảm được thời hạn trả nợ thì NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát ngay, tập trung ở một số tỉnh có số chăn nuôi lớn như Đồng Nai. Cho đến nay, số đã xử lý ngay cho những hộ gia đình và DN để thực hiện tái cơ cấu lại khoản nợ, tức là giãn nợ ra cho bà con, đạt là 364,7 tỷ đồng.
Quan điểm của NHNN là sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã có văn bản chỉ đạo ngay các ngân hàng thương mại: Đối với DN, bà con nông dân, do điều kiện giá thịt lợn đang giảm, tiêu thụ khó khăn thì tạm hoãn, giãn thời hạn trả nợ, không chuyển nợ nhóm tức là giữ nguyên nhóm 1, với mức thời hạn thích hợp cho việc tiêu thụ sản phẩm.