Hoạt động xử lý TSBĐ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ
Quyền xử lý tài sản bảo đảm dưới góc nhìn kinh tế | |
Tạo điều kiện để VAMC xử lý hiệu quả nợ xấu | |
Khó nhất vẫn là thủ tục đấu giá nợ xấu |
Ảnh minh họa |
Trên 85% TSBĐ là BĐS, việc nhận bảo đảm bằng động sản chưa được phổ biến và còn có tâm lý e ngại.
Trong khi đó, một cơ chế pháp lý phức tạp về quyền sử dụng đất qua các thời kỳ của Luật Đất đai; bất cập của Luật Nhà ở; tính thiếu minh bạch về sở hữu và nguồn gốc sở hữu đối với đất đai, nhà cửa; tính khác biệt giữa thông tin về tài sản là QSDĐ và nhà ở trên giấy tờ pháp lý và trên thực địa; cơ chế không hoặc hầu như chưa áp dụng nguyên tắc hiệu lực công tín trong vấn đề cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở/quyền sử dụng đất/bất động sản, về hiệu lực của công chứng, chứng thực, đăng ký… đã dẫn đến có rất nhiều cách hiểu và cách vận dụng, áp dụng pháp luật, kể cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức (quy trình, tố tụng) của các giới hành nghề luật (luật sư của NH, luật sư của khách hàng, công chứng viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, cán bộ pháp chế của các bộ, ngành…).
Điều này đã gây khó khăn, vướng mắc vô cùng lớn trong việc thực hiện quyền xử lý TSBĐ của các TCTD, thậm chí trong một số ít trường hợp là gây ra những tiền lệ áp dụng pháp luật nguy hiểm xâm phạm một cách nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các TCTD.
Có thể nêu một số vướng mắc chính như: Một là, do chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định tư cách thành viên hộ gia đình, mặc dù một trong các căn cứ xác định giao dịch bảo đảm do hộ gia đình ký kết có hợp pháp hay không chính là xác định các thành viên của hộ gia đình.
Hai là, thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ TSBĐ để xử lý.
Ba là, hoạt động xử lý TSBĐ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá TSBĐ, bán đấu giá tài sản…).
Bốn là, cơ chế, thủ tục xử lý TSBĐ còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ).
Năm là, Thông tư liên tịch số 16 đã tập trung giải quyết một số “điểm nghẽn” trong hoạt động xử lý TSBĐ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ chật hẹp của một văn bản hướng dẫn thi hành nghị định, các nội dung quy định tại thông tư này vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của thực tiễn xử lý TSBĐ, do sự ràng buộc và hạn chế về nội dung pháp lý bởi chính các quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành…