Hợp tác xây dựng chuỗi giá trị thủy sản
Đẩy mạnh cấp chứng thư điện tử đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào EU | |
Dư địa cho xuất khẩu thủy sản còn lớn |
Mục tiêu của dự án nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch; giảm thiểu mùi hôi tại cảng cá Thọ Quang nằm trên địa bàn quận Sơn Trà; gia tăng giá trị thủy sản tại từng công đoạn sản xuất bao gồm khai thác thủy sản, chế biến thủy sản. Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng giá trị tài trợ 60 triệu Yên, tương đương khoảng 11 tỷ đồng.
Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản |
Để triển khai dự án JICA sẽ hỗ trợ địa phương các thiết bị, áp dụng kỹ thuật quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh cho tàu cá, chợ cá; tu nghiệp đào tạo về quản lý, duy trì kỹ thuật quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh; đánh giá hiệu quả sử dụng các thiết bị và kiểm tra lại mức độ tổn thất sau đánh bắt, cung cấp thông tin kiểm tra cho đơn vị liên quan; lập bản hướng dẫn vận hành kỹ thuật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự án cũng sẽ tập trung cải tiến các sản phẩm gia công hiện tại và phát triển sản phẩm mới tận dụng nguồn nguyên liệu thuỷ sản cập cảng cá Thọ Quang; hỗ trợ khai thác kênh tiêu thụ nguồn thủy hải sản có độ tươi, chất lượng cao tại các khu vực lân cận TP. Đà Nẵng.
Bên cạnh, trong dự án xây dựng chuỗi giá trị thủy sản tại TP. Đà Nẵng cũng sẽ tổ chức các buổi ăn thử hoặc bán thử nghiệm các sản phẩm đã được nghiên cứu phát triển, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia; quảng bá sản phẩm hải sản địa phương tại Nhật Bản thông qua các chương trình hội chợ, sự kiện.
Kushiro một trong những thành phố thủy sản tiêu biểu ở Nhật Bản với nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi vậy, theo nhiều người với việc hợp tác xây dựng chuỗi giá trị thủy sản với địa phương này sẽ giúp TP. Đà Nẵng tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại góp phần vào nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm thủy sản khai thác.
Ngoài ra, việc hợp tác cũng sẽ góp phần thúc đẩy giao thương, hợp tác, mở rộng kênh thương mại giữa các DN của Đà Nẵng và Nhật Bản. Trong khi đó, TP. Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam. Với nhiều ngư trường rộng trên 15 nghìn km2, cùng với vịnh nước sâu, có các cửa ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa, TP. Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển khai thác hải sản.
Đến nay, trên địa bàn có 1.177 tàu cá tổng công suất 218.358cv, công suất bình quân 185,5cv/tàu, hoạt động khai thác hải sản, hàng năm, khai thác được 42-45 nghìn tấn hải sản các loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra, mỗi năm TP. Đà Nẵng tiếp nhận trên hàng chục nghìn lượt tàu khai thác của các địa phương lân cận như, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... đến Đà Nẵng để mua bán hải sản, khai thác và phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tàu thuyền theo hướng hiện đại, khai thác xa bờ, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo là định hướng phát triển ngành thủy sản của TP. Đà Nẵng. Trong đó, địa phương đang đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản.
Đến nay, trên địa bàn đã có 10 khách hàng cá nhân được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt chính sách tín dụng đóng mới tàu cá và đã có 8 khách hàng thực hiện ký hợp đồng tín dụng với dư nợ giải ngân là 80,63 tỷ đồng, tổng số cam kết giải ngân cho vay là 110,13 tỷ đồng. Đẩy mạnh thực hiện NĐ 67 đã giải quyết được khó khăn của ngư dân Đà Nẵng về nhu cầu vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá.
Tạo điều kiện phát triển đội tàu thế hệ mới khai thác thủy sản xa bờ, hướng đến ngành khai thác thủy sản chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ trang thiết bị công nghệ cao, cơ cấu nghề khai thác, cơ cấu tàu thuyền theo hướng vươn khơi và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá. Đồng thời, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư ven biển.