Khi còn đương chức, phải tính đến lúc về hưu!
Con số này đáng báo động và nó nói lên một thực trạng đáng buồn tại Việt Nam là người lao động sau khi nghỉ hưu không được hưởng nhiều lợi ích, dù rằng họ vẫn tích lũy bảo hiểm xã hội đều đặn. Một điều đặt ra lúc này là người lao động khi còn trẻ phải tính toán sao để số tiền kiếm được hiện tại, có thể phục vụ được mình khi về già.
Mua bảo hiểm hưu trí để khi về hưu có thể sống dư giả |
Với các giải pháp gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khoán… thì vẫn còn một kênh nữa mà người tiêu dùng phải tính đến là bảo hiểm. Trong đó, bảo hiểm hưu trí cần được chú ý hơn cả. Bởi, hiện nay người đang có công việc ổn định có thể tận dụng bảo hiểm hưu trí để lo cho cuộc sống khi về hưu.
Mà điều này rất dễ thực hiện vì hiện nay, Chính phủ cũng đang khuyến khích DN phải mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động để đảm bảo cuộc sống của người lao động lúc về hưu, cũng như trong bối cảnh quỹ hưu trí đang ngày càng teo tóp.
Nói về quỹ bảo hiểm hưu trí, đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, do vậy, việc DN không mặn mà với chuyện mua bảo hiểm cho người lao động là dễ hiểu. Bởi ước tính, số tiền một DN bỏ ra mua bảo hiểm cho khoảng vài ngàn, hay vài chục ngàn lao động là rất lớn.
Theo đó, các DN không mặn mà với chuyện mua bảo hiểm hưu trí để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành DN. Tuy nhiên, nếu người lao động có thể giúp cho DN nơi mình làm việc hiểu rằng mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động thì cái DN được sẽ lớn hơn là mất.
Đó là, khi DN bỏ tiền mua bảo hiểm hưu trí, việc giữ được lao động giỏi ở lại không còn là vấn đề lớn. Trên thế giới, đa phần DN đều chọn hình thức mua bảo hiểm hưu trí để giữ chân người lao động. Tại Việt Nam, người lao động có quyền yêu cầu hoặc thỏa thuận DN phải mua bảo hiểm hưu trí cho mình trong suốt thời gian công tác.
Tại Việt Nam, hiện có rất nhiều DN bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm hưu trí như Manulife Việt Nam có “Manulife - Điểm tựa hưu trí”; “An nhàn hưu trí” của Dai-ichi Việt Nam; AIA Việt Nam có “An nghiệp hưu trí”... Người lao động có quyền đề xuất DN lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nào có giá trị hợp lý nhất cho mình.
Điều này không chỉ có lợi cho người lao động mà chính DN cũng có lợi khi giữ được đội ngũ lãnh đạo từ trung và cao cấp trở lên, những người góp phần trực tiếp vào thành bại của công ty sẽ theo sát công ty đến cùng. Bởi lúc này, lợi ích của họ đã được đảm bảo đến tận lúc nghỉ hưu thì không cần phải nhảy việc.
Ngược lại, trường hợp DN, cơ quan không chịu mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động thì cá nhân mỗi người cũng nên cân đối tài chính để mua sản phẩm bảo hiểm này. Theo đó, bên cạnh việc chọn những sản phẩm tiết kiệm và bảo vệ truyền thống, bảo hiểm hưu trí sẽ là một lựa chọn hấp dẫn khác dành cho người tiêu dùng trong việc hoạch định kế hoạch tài chính cho tương lai.
Bởi, có được một lựa chọn dài hạn với tính năng bảo vệ cao và mang lại hiệu quả vô cùng rõ nét. Đơn cử, đối với người lao động, mỗi loại bảo hiểm sẽ có từng giai đoạn chính. Trước hết là giai đoạn tích luỹ trước tuổi về hưu. Trong giai đoạn này, các khoản đóng góp sẽ được công ty bảo hiểm đầu tư một cách chuyên nghiệp, đem lại lợi suất đầu tư hấp dẫn trong dài hạn.
Hiện tại, kết quả đầu tư có thể thay đổi theo thực tế tùy mức độ thuận lợi của thị trường. Tuy nhiên, Công ty cam kết Giá trị tài khoản Hợp đồng được đảm bảo tích lũy ở mức lãi suất tối thiểu 4%/năm trong 5 năm hợp đồng đầu tiên, 3%/năm từ năm hợp đồng thứ 6 đến năm hợp đồng thứ 10 và 2%/năm trong những năm hợp đồng tiếp theo.
Năm hợp đồng dựa trên ngày hiệu lực hợp đồng chính giữa bên mua bảo hiểm và công ty, không phụ thuộc vào ngày bắt đầu bảo hiểm của mỗi thành viên được bảo hiểm.
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Sau này, khi đến tuổi về hưu, người tham gia bảo hiểm được chi trả theo nhu cầu tài chính của mình. Đây được xem là sản phẩm ưu việt cho DN lẫn người lao động để tính toán đến lợi ích tuổi già…