Khi hàng hóa bị kiểm quá nhiều
Đà Nẵng: Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh | |
Để nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả |
Vượt quy định của Luật
“Thực thi Nghị quyết 19: Cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm” là chương trình hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại TP. HCM ngày 20/6 để các chuyên gia lắng nghe và đề xuất các giải pháp cho Chính phủ trình Quốc hội trong quý tới.
Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan xuống còn 15% |
Phản ánh về vấn đề này, ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH DV thép Khương Mai cho rằng, việc cải thiện môi trường kinh doanh chưa được hiệu quả như kỳ vọng của DN. Trong khi đó, các bộ, ngành có thể nghiên cứu và ứng dụng các công cụ kiểm tra xác suất để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN.
Tương tự, một số DN xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. HCM phản ánh, năng lực quản lý và chuyên môn của một số cơ quan ban ngành chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của DN.
Cụ thể, nhiều DN vướng ở khâu thử mẫu, có những mẫu đã lấy và thử hơn cả năm mà DN chưa nhận được kết quả, trong khi đó theo quy định phải có kết quả mẫu thử, DN mới được bán hàng ra thị trường. Do đó, không ít DN nhập hàng về nhưng chưa được bán hàng, qua thời gian dài giá cả thị trường biến động, dẫn đến có thể bị lỗ cũng như tăng lượng hàng tồn kho.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Phạm Thanh Bình, Chuyên gia Dự án USAID GIG cho rằng, trong quá trình thực hiện Nghị định và Thông tư đã có nhiều vướng mắc. Cụ thể, diện hàng hoá phải kiểm tra chất lượng quá rộng do các Bộ đã mở rộng danh mục hàng hoá nhóm 2 quá quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, bao gồm cả mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Theo quy định, tất cả hàng hoá nhóm 2 đều phải kiểm tra trước thông quan, tuy nhiên đây là biện pháp quản lý quá mức cần thiết, nhất là đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp, chế biến sâu...
Theo chuyên gia USAID, hiện nay, thủ tục kiểm định có quá nhiều bước, nhiều cửa, và đều phức tạp, khó khăn. Trong đó, có những bước, những thủ tục không đúng quy định của luật (ví dụ, thủ tục Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy quy định tại điều 15 Thông tư 28/2012/TT- BKHCN), mang nặng tính hình thức, không thực chất.
Một ngày và 800 triệu USD
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nếu giảm 1 ngày thông quan, sẽ tiết kiệm 800 triệu USD/năm cho DN.
Và có thể thấy, những quy định bất hợp lý về kiểm định tiêu chuẩn chất lượng đang khiến cho DN đẩy nhanh phát triển. Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Mai Hương, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cho biết: Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm cần tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước với hoạt động của Tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Đồng thời, cần thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn cho Tổ chức đánh giá sự phù hợp, tránh tình trạng mỗi Bộ ban hành một tiêu chuẩn khác nhau, gây lãng phí. Bà Hương cũng cho rằng, cần rà soát danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2; thay đổi cơ chế quản lý hàng hoá nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm; khuyến khích Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện đánh giá tại nguồn… Bên cạnh đó, các quy định chỉ nên thực hiện tiền kiểm với những hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn hoặc DN đăng ký kiểm tra.
Theo tính toán của các bộ ngành, nếu thay đổi cơ chế quản lý hàng hoá nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ giúp giảm tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành từ 30% xuống còn 15% - 20%. Song song đó, cần thực hiện đồng bộ các cải cách quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá như đơn giản hoá thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu; không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá chưa có quy chuẩn.
Chúng ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 – 35% xuống còn 15%. Thế nhưng, thống kê của hải quan, từ năm 2015 đến nay việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa vẫn ở mức 30%. Đây là bài toán cần sớm được giải quyết thấu đáo càng sớm càng tốt.