Kinh tế Trung Quốc tăng tốc khi bán lẻ, đầu tư phục hồi
Tiêu dùng ngày càng đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc |
Theo Cục thống kê quốc gia ttrung Quốc (NBS), tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới 6,9% trong quý 1 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính trung bình của các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg là 6,8%. Đây là lần đầu tiên trong 7 năm qua, kinh tế Trung Quốc duy trì được đà tăng tốc.
Cũng theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, đầu tư vào tài sản cố định không bao gồm khu vực nông thôn tăng trưởng 9,2% trong 3 tháng đầu năm, cao hơn nhiều mức tăng trưởng 8,1% trong năm ngoái; Doanh số bán lẻ tháng 3 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hon nhiều so với ước tính trung bình là 9,7% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg; Sản lượng công nghiệp tăng 7,6% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, cũng cao hơn nhiều so với mức tăng 6,3% theo ước tính của các chuyên gia.
"Lần đầu tiên trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu một năm với tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ", Raymond Yeung - Chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại New Zealand Banking Group Ltd. ở Hồng Kông cho biết, và nói thêm: "Nhờ đầu tư và thị trường bất động sản mạnh mẽ, nền kinh tế đang hoạt động tốt".
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong quý 1 càng khẳng định đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi giá sản xuất tăng, sản lượng công nghiệp tăng và tín dụng thức đẩy đầu tư tăng cao. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ trung lập hơn với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tài chính và giảm công suất công nghiệp thừa.
"Tăng trưởng quý đầu năm chủ yếu là do thị trường bất động sản và đầu tư rất mạnh", Larry Hu - Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Securities Ltd ở Hong Kong cho biết. "Dữ liệu mạnh mẽ này sẽ mang lại nhiều niềm tin hơn (cho các nhà hoạch định chính sách) để duy trì lập trường thắt chặt".
Tín dụng mới tại Trung Quốc tăng hơn ước tính trong tháng trước trong bối cảnh ngân hàng ngầm tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài chính đã tăng trưởng 2,12 nghìn tỷ NDT (308 tỷ USD).
Tính theo giá thực tế, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,8% so với một năm trước, theo ước tính của Bloomberg Intelligence. "Điều đó làm cho vấn đề đòn bẩy cao có vẻ dễ quản lý hơn - ít nhất là khi lạm phát giá sản xuất còn mạnh", các nhà kinh tế Tom Orlik và Fielding Chen của Bloomberg Intelligence đã viết trong một báo cáo.
Thị trường lao động Trung Quốc cũng mạnh mẽ hơn khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm trong tháng 3 từ tháng 2; tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố lớn là dưới 5% vào cuối tháng trước, theo NBS. Trung Quốc đã bổ sung thêm 3,34 triệu việc làm mới trong quý 1.
Các dữ liệu khác cũng cho thấy sự cân bằng hơn so với việc tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào công nghiệp như trước đây. Theo đó, tiêu thụ đóng góp tới 77,2% cho tăng trưởng trong quý 1, một phát ngôn viên của NBS cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Năm ngoái, tiêu dùng chỉ đóng góp khoảng 64,6% cho tăng trưởng.
"Sự phục hồi của tăng trưởng doanh số bán lẻ đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy chi tiêu tiêu dùng vẫn còn mạnh", Rajiv Biswas - Kinh tế gia trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IHS Markit ở Singapore cho biết. "Sự tăng tốc tăng trưởng của Trung Quốc là một chỉ số rất tích cực cho tăng trưởng của châu Á Thái Bình Dương và thế giới vào năm 2017, cũng như củng cố triển vọng ngắn hạn đối với hàng hoá toàn cầu".
Bên cạnh bán lẻ, đầu tư cũng tăng mạnh nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Theo đó, bất chấp các biện pháp nhằm hạn nhiệt thị trường bất động sản gần đây, đà đầu tư có thể sẽ vẫn giữ vững trong những tháng tới nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng lớn. Thông báo vào ngày 1/4 của khu kinh tế Xiongan dự báo chi tiêu xây dựng rất lớn và cho thấy chính quyền có thể vẫn dựa vào đầu tư để hỗ trợ sự tăng trưởng dài hạn.
Khu vực kinh tế mới Xiongan sẽ "thúc đẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế, một phát ngôn viên NBS cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.