Lạm phát tại Nhật tăng lần đầu tiên, nhưng vẫn xa mục tiêu của BOJ
Kinh tế Nhật tăng trưởng quý thứ 4 liên tiếp, nhưng vẫn mong manh | |
Phó thống đốc BOJ: Nền kinh tế vẫn cần sự hỗ trợ của tiền tệ | |
BOJ có thể nâng dự báo lạm phát của Nhật |
Lạm phát tại Nhật tăng chậm do tiêu dùng vẫn yếu |
Số liệu của Chính phủ Nhật được công bố hôm thứ Sáu (3/3) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, trong đó bao gồm các sản phẩm dầu nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, đã tăng 0,1% trong tháng 1/2017 so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 12/2015 và cũng khả quan hơn nhiều dự báo của thị trường là CPI lõi tại Nhật không tăng trong tháng 1 sau khi giảm 0,2% trong tháng 12/2016.
Nhiều nhà phân tích cho rằng CPI lõi tại Nhật sẽ tiếp tục tăng và đạt khoảng 1% vào cuối năm nay. Tuy nhiên điều đó dù có xảy ra cũng mới chỉ bằng một nửa mục tiêu lạm phát mà BOJ đã đề ra là 2%. Trong khi một báo cáo khác cho thấy, chi tiêu hộ gia đình tại Nhật giảm trong tháng 2 cho dù thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện.
“Lạm phát sẽ tăng tốc trong năm nay do sự phục hồi của giá năng lượng và ảnh hưởng của đồng yên yếu. Nhưng nó sẽ không thể tăng cao hơn nữa trong các năm tới trừ khi tiền lương tăng vọt thúc đẩy chi tiêu tăng”, Yoshiki Shinke - Nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life nói.
“Các rào cản để lạm phát vươn tới mục tiêu 2% vẫn còn rất cao, có nghĩa BOJ sẽ còn phải duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của mình trong thời gian này”, ông nói.
Lạm phát yếu đã hiện diện tại Nhật hai thập kỷ qua vẫn là rào cản lớn nhất để nền kinh tế phục hồi bền vững bất chấp những nỗ lực của các các nhà hoạch định chính sách kể từ cuối những năm 1990.
Ngay cả hoạt động in tiền khủng của BOJ trong hơn 3 năm trước cũng không thể thúc đẩy lạm phát tăng lên khi các công ty vẫn trì hoãn tăng lương, buộc BOJ phải thay đổi khung chính sách của mình cho phù hợp hơn với cuộc chiến dai dẳng chống lại tình trạng giảm phát.
Một dữ liệu khác cũng được công bố váo thứ Sáu cáng nhấn mạnh thêm thế lưỡng nan của BOJ đó là tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật giảm xuống còn 3,0% trong tháng Giêng, một mức mà nhiều nhà phân tích cho là gần đầy đủ việc làm.
Thế nhưng chi tiêu hộ gia đình đã giảm 1,2% trong tháng 1/2017 so với một năm trước đó, đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp, do người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu khi tiền lương không tăng.
Mặc dù kinh tế Nhật tăng trưởng dương trong quý 3/2016 và theo dự báo của các nhà phân tích sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý 4 nhờ xuất khẩu và sản xuất phục hồi. Thế nhưng, trong bối cảnh tăng trưởng chỉ ở mức khiêm tốn, vẫn không chắc các công ty có tăng lương hay không để tạo ra một chu kỳ chi tiêu tiêu dùng cao hơn, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
“Nó không hoản toàn là tích cực nếu lạm phát đang gia tăng chỉ vì chi phí năng lượng tăng cao” Izuru Kato, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Totan nói. “Trừ khi nhu cầu tăng, các công ty sẽ không có can đảm để tăng giá. Với mức tiêu thụ yếu, rất ít người trong BOJ vui mừng với dữ liệu hôm nay”.
Chưa hết, việc Mỹ có thể quay lại với chính sách bảo hộ đã đặt ra một rủi ro lớn cho nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới cũng như các quốc gia xuất khẩu khác của châu Á, đó là việc các công ty sẽ né tránh tăng tiền lương, vốn được coi là rất quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững.
Điều đó cũng sẽ làm suy yếu nỗ lực của BOJ trong việc thúc đẩy lạm phát đạt mục tiêu 2%, các nhà phân tích nói.
Từ thứ Sáu (3/3) Chính phủ Nhật bắt đầu công bố một chỉ số mới về giá tiêu dùng, trong đó loại trừ ảnh hưởng của giá năng lượng và thực phẩm tươi sống dễ biến động, với lý do nó hữu ích hơn trong việc theo dõi xu hướng giá tiêu dùng, bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng nhất thời. Với thước đo này, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,2% trong tháng 1/2017 so với một năm trước đó mà nguyên nhân chủ yếu do sự suy yếu của đồng yên gần đây đã đẩy giá hàng nhập khẩu tăng. |