NHHT Chi nhánh Hà Tĩnh: Điểm tựa hỗ trợ hệ thống QTDND
Chính sách bảo hiểm tiền gửi: Thúc đẩy sự phát triển của QTDND | |
NHHT Thanh Hóa: Cộng hưởng sức mạnh cho QTDND thành viên | |
Cần một hành lang pháp lý thông thoáng và linh hoạt |
“Bà đỡ” cho phát triển
Về xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, thực chứng sự hiện diện và phát triển của QTDND Nhượng Lĩnh càng hiểu thêm về vai trò của NHHT đối với QTDND trong vai trò “bà đỡ” phát triển. Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2013, Giám đốc QTDND Nhượng Lĩnh Nguyễn Tiến Tâm cho biết, thời gian đầu việc huy động tiền gửi gặp không ít khó khăn bởi dư âm đổ vỡ của HTX tín dụng đã từng tồn tại trên địa bàn. Vì vậy, cùng với sự ủng hộ tuyên truyền của chính quyền xã, sự hỗ trợ của NHHT về vốn và đảm bảo thanh khoản là yếu tố quan trọng để quỹ nhanh chóng tạo dựng niềm tin đối với các thành viên.
“7 năm hoạt động, thành viên chưa phải chờ đợi trong thanh toán. Kể cả thành viên muốn rút 1 tỷ đồng tiền mặt, 5 phút là có ngay”, ông Tâm cho biết. Mức cho vay của NHHT tăng đồng thuận với nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Đến 30/6/2019, nguồn vốn vay NHHT đạt 24,868 tỷ đồng. Đặc biệt thời điểm 2016-2018, khi địa bàn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, nguồn vốn điều hòa từ NHHT đã giúp quỹ hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả, chuyển đổi sinh kế để có thể ổn định cuộc sống. Nhiều thời điểm vốn vay NHHT chiếm 35% tổng nguồn vốn chạm đỉnh hạn mức hỗ trợ thành viên của NHHT 30 tỷ là chưa kể nguồn vốn vay dự án và hạn mức thấu chi.
Giám đốc Đoàn Trọng Huấn cùng lãnh đạo QTDND Cương Gián trao đổi với hộ vay |
Giám đốc QTDND Nhượng Lĩnh, Nguyễn Tiến Tâm cho biết, nguồn vốn hỗ trợ của NHHT giúp quỹ mở rộng tín dụng giúp quỹ ngay từ năm đầu tiên, quỹ đã có lãi. Hiện dư nợ của quỹ đạt gần 90 tỷ đồng, chiếm 50% dư nợ tín dụng trên địa bàn vượt qua cả Agribank, cho thấy tính phù hợp và thiết thực của mô hình QTDND.
Với QTDND lâu đời nhất trên địa bàn là QTDND liên xã Cương Gián, sự gắn bó với NHHT càng thêm mật thiết. Trên một địa bàn nhu cầu vốn phát triển kinh tế luôn cao hơn tích lũy dân cư, nguồn vốn từ NHHT những năm qua vẫn luôn là điểm tựa để quỹ hỗ trợ hơn 4000 thành viên trên địa bàn 3 xã Cương Gián, Liên Xuân và Cổ Đam. Vốn vay NHHT của quỹ đến cuối tháng 6 là 7,1 tỷ đồng. Những lúc vốn khan hiếm như cuối năm 2018, nguồn vốn lên vay lên tới gần 20 tỷ đồng. Đặc biệt, trên địa bàn dịch vụ đang phát triển sản phẩm chuyển tiền điện tử của NHHT mà quỹ đã sử dụng góp phần hỗ trợ tích cực cho các thành viên, trở thành đơn vị có doanh số chuyển tiền cao nhất trong hệ thống QTDND Hà Tĩnh.
Cộng hưởng giá trị cho các QTDND
Có mặt từ ngày đầu thành lập phòng giao dịch tại Hà Tĩnh năm 2011 đến nay, Giám đốc NHHT chi nhánh Hà Tĩnh, Đoàn Trọng Huấn nhớ lại cho biết, khi đó các QTDND vay cầm chừng vốn ở NHHT và không mặn mà với việc mở rộng quy mô quỹ tín dụng. Các món vay thường có quy mô nhỏ và hầu như không có tài sản đảm bảo. “Trước thực tế đó, chúng tôi đã tư vấn quỹ các giải pháp vừa mở rộng cho vay thành viên vừa đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, hướng dẫn các quỹ cầm bìa đỏ và yêu cầu thành viên đăng ký giao dịch đảm bảo khi vay vốn, điều này không chỉ giúp quỹ tăng tỷ lệ an toàn vốn từ việc gia tăng trách nhiệm trả nợ của thành viên mà còn giúp các quỹ có điểm tựa tăng mức cho vay thành viên đáp ứng tốt hơn nhu cầu thành viên trong phát triển kinh tế. Quy mô và chất lượng tín dụng của các quỹ trên địa bàn dần tăng lên. Từ quy mô 8-11 tỷ đồng/quỹ năm 2011, đến nay, quy mô vốn các quỹ trên địa bàn Hà Tĩnh trung bình đã đạt 150-160 tỷ đồng.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hà Tĩnh |
Đặc biệt, từ khi ra ở riêng cuối năm 2017 chi nhánh đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch triển khai, có những đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt là thực hiện tốt vai trò đầu mối liên kết hệ thống góp phần hỗ trợ các QTDND phát triển an toàn bền vững theo đúng tôn chỉ mục tiêu hoạt động của hệ thống.
Riêng năm 2018, dư nợ cho vay hệ thống QTDND trên địa bàn tăng 49% đạt 382 tỷ đồng. Tính đến ngày 1/8/2018, dư nợ cho vay các QTDND trong hệ thống đạt 263 tỷ đồng, việc giảm mạnh vừa có yếu tố mang tính chất mùa vụ, vừa phản ảnh sử chủ động hơn về nguồn vốn của các QTDND. Tiền gửi của các QTDND tăng từ 106,26 tỷ đồng cuối năm 2018 lên 145,113 tỷ đồng vào đầu tháng 8/2019.
Với việc làm tốt công tác tư vấn chăm sóc hỗ trợ kịp thời điều hòa vốn, đáp ứng khả năng chi trả, cho vay thành viên đã giúp QTDND hoạt động an toàn hiệu quả và ổn định. 100% quỹ đều có lãi chưa phát hiện đơn vị nào khó khăn. Chi nhánh thường xuyên quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát hệ thống QTDND, kiểm tra sử dụng vốn 100% các khoản vay theo quy định đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả các khoản vay.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên chi nhánh triển khai nghiệp vụ cho vay hợp vốn. Với việc triển khai bài bản từ việc mời lãnh đạo và cán bộ tín dụng, trao đổi về các lợi ích thiết thực từ nghiệp vụ để cho vay hợp vốn, đến nay đã có 15 quỹ sử dụng để hỗ trợ vốn với dư nợ trên 20 tỷ đồng cho vay thành viên trong bối cảnh thiếu vốn, hoặc vượt quy định tăng trưởng tín dụng của NHNN…
Nghiệp vụ chuyển tiền nội địa đã được chuyển giao cho 22 QTDND trên địa bàn. Cùng với đó là triển khai nghiệp vụ thấu chi đến các QTDND, hiện có cho 19 quỹ sử dụng dịch vụ.
Tính liên kết hệ thống giữa NHHT và các chi nhánh thêm siết chặt qua các cơ hội làm việc trực tiếp hay qua hội đồng nghiệp QTDND của tỉnh mỗi năm 2 lần họp sơ kết và tổng kết. Song Giám đốc chi nhánh Đoàn Trọng Huấn mong muốn sẽ tạo được tính liên kết hệ thống cao hơn nữa thông qua các hoạt động kết nối giao lưu học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ. Thậm chí là tổ chức các chương trình từ thiện chung của cả hệ thống QTDND trên địa bàn để từ đó gia tăng thương hiệu và niềm tin trong lòng thành viên và dân chúng.