Niềm tin tăng vọt dưới thời ông Trump sẽ khiến Fed “tự tin” nâng lãi suất
Thêm nhiều quan chức Fed hối thúc sớm tăng lãi suất | |
Nhiều quan chức Fed muốn tăng lãi suất “khá sớm” | |
Fed có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tới |
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed |
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen tại Chicago hôm nay (3/3) sẽ khép lại một tuần tràn ngập những khuyến nghị của các quan chức Fed về việc sớm tăng lãi suất, thậm chí có khả năng là ngày trong tháng 3 này.
“Các điều kiện để tăng lãi suất trong tháng 3 đã đến cùng nhau”, Thống đốc Fed Jerome Powell cho biết trong một cuộc phỏng vấn CNBC hôm thứ Năm.
Thị trường chứng khoán đã tăng 10% kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đã góp phần làm tăng thu nhập hộ gia đình là một yếu tố tích cực hỗ trợ người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu. Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên cao nhất 15 năm. 12 chi nhánh khu vực của Fed cũng báo cáo, các doanh nghiệp đang sẵn sàng đầu tư trong khi đây vốn là một trong những điểm yếu đối với kinh tế Mỹ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên thế giới, và sự lạc quan đang tăng lên chính là lý do nhiều quan chức Fed trong tuần này đều ủng hộ tăng lãi suất ngay trong tháng 3.
Hiện các nhà đầu tư đang đặt cược một cơ hội tới 80% là Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3. Đáng chú ý, các nhà đầu tư cũng kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất hơn 2 lần trong năm nay - một trường hợp hiếm hoi dưới thời bà Yellen khi mà thị trường đồng tình với quan điểm hành động của Fed.
Nhiệm kỳ 3 năm của Chủ tịch Fed Janet Yellen bị đeo đẳng bởi sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ sau suy thoái và Fed mới chỉ tăng lãi suất có 2 lần, lần đầu vào cuối năm 2015 và lần tiếp theo vào cuối năm ngoái. Việc tăng lãi suất vào tháng 3, được tiếp theo tăng hơn 2 lần trong năm 2017, sẽ cho phép Fed phá vỡ miễn chính sách lãi suất thấp bất thường đang cản trở khả năng quản lý nền kinh tế của ngân hàng trung ương.
Nền kinh tế đang tốt lên. Song tất cả những điều đó không phải là công lao của ông Trump. Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời Tổng thống Barack Obama đã giảm đến một mức độ mà nhiều nhà hoạch định chính sách cho là đã đạt tới trạng thái việc làm đầy đủ - một động lực mà ông Trump đang được thừa hưởng. Bên cạnh đó, thu nhập hộ gia đình đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2015 sau khi trì trệ khá lâu; sản xuất cũng được mở rộng.
Trong khi những tác động bất lợi khác vốn được Yellen và các đồng nghiệp khẳng định cuối cùng sẽ tiêu tan cũng đã bắt đầu dịu bớt, bao gồm cả yếu tố kìm hãm lạm phát từ năm 2014 là sự sụt giảm giá năng lượng.
Mặc dù vậy các quan chức Fed cũng thừa nhận rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2016 đã giúp phục hồi niềm tin kinh doanh vốn suy giảm mạnh kể từ năm 2008, do doanh nghiệp và các nhà đầu tư kỳ vọng Chính phủ mới sẽ mạnh tay cắt giảm thuế và nới lỏng các quy định.
Trong bài phát biểu vào tối thứ Tư, bên cạnh việc đồng ý là lãi suất có thể tăng nhanh, Thống đốc Fed Lael Brainard - một thành viên của đảng Dân chủ và cũng là một trong những người lo lắng về khả năng suy yếu kinh tế mới, nói rằng “sự lạc quan tăng lên có thể dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn trong tiêu thụ và đầu tư kinh doanh”.
Song tất cả có thể vẫn chưa chắc chắn. Ngân hàng Trung ương vẫn không có nhiều thông tin từ chính quyền Trump về chính sách kích thích tài khóa. Hiện vẫn không có gì đảm bảo, do ảnh hưởng của những lo ngại về thâm hụt ngân sách trong Quốc hội, rằng ông Trump có thể tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tăng với quy mô cả nghìn tỷ USD như ông đã đề nghị.
“Nhưng sự không chắc chắn trong trung hạn đó là chưa đủ để làm tê liệt FOMC và khiến nó không hành động ngay khi dữ liệu về thị trường lao động, điều kiện tài chính và lạm phát đến cùng nhau”, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào thứ Tư.