“Quyền lực thứ 4” thời hội nhập
Báo chí và DN hợp tác, đồng hành vì thương hiệu Việt | |
Báo chí không cần nhiều, chỉ cần tinh |
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, báo chí là một kênh thông tin quan trọng giúp DN đưa ra hoạch định chiến lược, mô hình kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Đặc biệt, đây cũng là diễn đàn chia sẻ với DN về những khó khăn, trở ngại đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới; đồng thời phát hiện, phê phán các tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ DN, doanh nhân hùng mạnh, có sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Báo chí hiện đại ngày càng có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, và cũng không ngừng phát triển, không ngừng đổi mới theo hướng năng động và sáng tạo hơn. Ngoài các hình thức mang tính chất truyền thống, báo chí đã từng bước đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.
“Các hình thức báo điện tử giúp tăng khả năng tương tác trực tiếp với người dân, cung cấp thông tin nhanh chóng, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, góp phần củng cố, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước”, ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận định.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, báo chí đã tư vấn, quảng bá, góp phần bảo vệ DN, thúc đẩy cải cách thể chế. Nếu không có báo chí thì ý kiến của các DN rất khó đến được với công chúng và các cơ quan chức năng. Nhiều vụ việc trong xã hội đã được báo chí phản ánh, nêu lên được nhiều vấn đề bức xúc giúp DN trong thời hội nhập.
“Một bài báo tốt có thể giúp DN vượt qua giai đoạn khủng hoảng để vươn tới thành công. Nhưng bài viết không khéo sẽ có thể đưa DN đến những khó khăn không nhỏ. Chính vì vậy, vai trò và tác động của báo chí đối với xã hội, đặc biệt là đội ngũ các DN – doanh nhân là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay”, ông Lộc chia sẻ.
Về mặt quản lý Nhà nước, thì thông qua cơ quan báo chí, các DN - doanh nhân đã phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ về các chính sách, giúp cơ quan quản lý Nhà nước điều chỉnh chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, báo chí hỗ trợ DN các thông tin về thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và giúp DN khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, để thông tin trên báo chí về các DN ngày càng chất lượng và có hiệu quả, thì cả báo chí và DN đều cần hướng tới tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp thông tin và xử lý thông tin; đồng thời cần tăng thêm sự chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau.
Từ góc độ người làm báo, ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp chia sẻ, quan hệ báo chí với DN – doanh nhân phải chuyển từ đối tượng phản ánh sang quan hệ đối tác. Đây là quan hệ hợp tác, tương hỗ với nhau để cùng phát triển, cùng hội nhập. Hiện nay, báo chí đã chủ động đồng hành cùng DN, cùng chia sẻ. Đây là những thay đổi cơ bản và rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Vậy bản thân các doanh nhân có cảm nhận như thế nào? Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Traphaco khẳng định, giữa DN và báo chí đang có mối quan hệ tốt đẹp. Bản thân các DN đã nỗ lực nhiều trong việc tạo dựng thương hiệu, nhưng bên cạnh đó còn có sự đóng góp quan trọng của báo chí. Nổi bật nhất là tạo ra nhận thức mới mẻ của xã hội trong cách nhìn đối với DN. Có được kết quả này là do sự tuyên truyền của báo chí.
Xã hội hiện đại cần phải có những nhà báo chuyên ngành để viết những bài báo chất lượng, hiểu và viết sâu được những vấn đề của DN. Nhà báo cũng nhất thiết phải trung thực, khách quan để người dân hiểu đúng về DN. Như vậy mối quan hệ giữa DN và báo chí sẽ luôn bền vững.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Long Hải cho rằng, riêng về mảng DN - doanh nhân, báo chí đã và đang giúp DN phát triển bền vững, qua việc phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ các đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước, từ đó giúp DN nắm bắt xu hướng xã hội, có tầm nhìn xa để phát triển.
Bên cạnh đó, báo chí cần hỗ trợ DN, giúp phát hiện, phanh phui những DN làm ăn bất chính để làm trong sạch và tạo điều kiện cho những DN làm ăn chân chính được phát triển bền vững.
Bên cạnh việc DN hỗ trợ cung cấp thông tin, thì báo chí cũng phải phản ánh những thông tin một cách chân thực, đầy đủ. Hiện nay, vẫn có hiện tượng báo chí phản ánh chưa chuẩn về hoạt động của DN.
“Trong “thế giới phẳng” hiện nay, báo chí là một kênh thông tin quan trọng giúp DN đưa ra hoạch định chiến lược, mô hình kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Đặc biệt, đây cũng là diễn đàn chia sẻ với DN về những khó khăn, trở ngại đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới; đồng thời phát hiện, phê phán các tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ DN, doanh nhân hùng mạnh, có sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Phạm Ngọc Tuấn kết luận.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Báo chí ngày nay với thông tin đa chiều, nhanh chóng, cập nhật đã góp phần không nhỏ trong phát triển nền kinh tế đất nước. Mối quan hệ giữa báo chí và DN là tương hỗ cùng phát triển vì mục tiêu chung. Trên thực tế, thông tin báo chí luôn có tính hai mặt, nếu như đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển của các DN, tổ chức kinh tế. Ngược lại, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phản ánh không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín, kìm hãm sự phát triển của các DN, tổ chức kinh tế. Tại địa bàn sôi động nhất cả nước như TP. Hồ Chí Minh, vai trò của báo chí càng trở nên rõ nét, là cầu nối không thể thiếu được giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, sở, ngành với DN và người dân. Riêng đối với hoạt động ngân hàng được coi là lĩnh vực nhạy cảm, có tác động, liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, thì các thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan càng phải cẩn trọng, chính xác, kịp thời. Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới, lĩnh vực tài chính ngân hàng có vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kìm chế lạm phát. Và để thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò đó, không thể thiếu được sự song hành, ủng hộ của báo chí trong quá trình tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với DN, tổ chức kinh tế - xã hội, người dân trên con đường xây dựng, phát triển kinh tế đất nước ngày một giàu mạnh. Ông Phan Hải, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH SX&TM BQ Vai trò và sự đóng góp quan trọng của báo chí đối với cộng đồng DN trong quá trình thực hiện chức năng thông tin và định hướng dư luận xã hội đã góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt hơn. Và DN - doanh nhân, nhân tố cốt lõi của nền kinh tế, cũng là đối tượng phản ánh của báo chí. Các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn TP. Đà Nẵng như người bạn đồng hành của cộng đồng DN - doanh nhân thành phố, là kênh thông tin quan trọng để đội ngũ doanh nhân tham khảo, vận dụng, hoạch định các kế hoạch, chiến lược kinh doanh… Đồng thời, qua đó điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động của DN. Từ thực tiễn hoạt động của Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy sự hỗ trợ rõ nét và tích cực của báo chí đối với cộng đồng doanh nhân trẻ. Đây là động lực để các DN trẻ, DN mới thành lập, mới khởi nghiệp được tiếp cận thông tin quan trọng, những chính sách của thành phố, đồng thời là kênh quảng bá hình ảnh doanh nhân- DN hiệu quả, tạo động lực để cộng đồng doanh nhân - DN tiếp tục phát huy kết quả đạt được, xây dựng TP. Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cộng đồng DN đang bước vào giai đoạn hội nhập, chính vì vậy vai trò của báo chí trong giai đoạn này thật sự quan trọng, việc phản ánh kịp thời những thông tin liên quan đến với DN là việc làm cần thiết và cấp bách. Với vai trò lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, tôi xin đề xuất những nội dung sau: Tăng cường sự gắn bó mật thiết hơn nữa giữa cơ quan báo chí và cộng đồng DN; Cơ quan báo chí là cầu nối đưa những kiến nghị, vướng mắc của DN đến với chính quyền, đồng thời thông tin ý kiến phản hồi của chính quyền đến với DN để nguồn thông tin được công khai, minh bạch; Cơ quan báo chí cần tiếp tục phản ánh kịp thời, chính xác những chính sách của Nhà nước, của Chính phủ đến với cộng đồng DN, đặc biệt các chính sách của địa phương liên quan đến DN; Nên xây dựng những chuyên mục riêng về kinh tế nhằm tạo ra kênh thông tin chính thống để độc giả quan tâm đón đọc. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Là một người theo dõi sát hoạt động của giới báo chí và DN, tôi thấy những năm 1980 – 1990, hình ảnh thương nhân không được đẹp lắm, thậm chí là hơi méo mó và DN có vẻ không mặn nồng lắm với báo chí, truyền hình. Nhưng đến bây giờ đã có sự thay đổi lớn. Hiện nay DN đã tiên phong trong phát triển kinh tế, từng bước vươn ra thế giới. Nhìn chung, hình ảnh DN đã có sự thay đổi tích cực. Bây giờ, vấn đề quan trọng cần bàn là báo chí phải phát huy tính chủ động, tích cực của mình. Vậy vì sao cần có sự chủ động giữa DN và báo chí? Có phải báo chí hướng về phía DN như bầu sữa để nuôi mình? Đây có phải là mối quan hệ cộng sinh để tồn tại? Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề này bởi với lực lượng DN lớn mạnh thì báo chí cũng cần phải đồng hành cùng họ. Hiện nay, báo chí phải chủ động đồng hành cùng DN, cùng chia sẻ, thông cảm. Số lượng những tờ báo ủng hộ DN hiện giờ cũng tương đối lớn và tôi cảm nhận rất rõ điều này. Mức độ chia sẻ giờ cũng được nâng cao hơn. Đây là những thay đổi cơ bản và rất nhanh trong thời gian gần đây. Báo chí đã tích cực góp phần vào cải thiện môi trường kinh doanh, giúp DN có được một môi trường làm việc tốt hơn. Trong tương lai, mối quan hệ này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Ông Nguyễn Thiêm, Phó trưởng Ban Kinh tế – Văn hóa Xã hội, Báo Công an Nhân dân Khi tiếp cận với DN, nhà báo chúng tôi cũng muốn qua đó xây dựng được những nhân vật điển hình, nhưng DN dường như là “dị ứng” với báo chí, nên có thực tế là nhiều DN đang né tránh báo chí. Quay lại loạt bài cách đây 2 năm viết về DN - doanh nhân của tôi được trao giải. Thực ra ban đầu chỉ là một bài báo ngắn, nhưng tôi nhận thấy đây là dòng tộc kinh doanh lâu đời và rất hiếm ở Việt Nam, nên đã triển khai một loạt bài sau đó. Vì sao tôi gọi là dòng tộc kinh doanh “rất hiếm”? Bởi trước đó, người ta gọi người kinh doanh là “con buôn” để thể hiện tính manh mún của việc này, nên ít có gia đình nào duy trì lâu dài, quy mô như vậy. Tôi cảm thấy hấp dẫn về điều này. Sau loạt bài đó, tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực của bạn đọc, rằng qua đó, họ đã có cách nhìn khác về báo chí với doanh nhân. Chúng tôi viết những bài báo như thế không phải vì được trả tiền quảng cáo, mà vì chúng tôi thấy đây là những nhân vật điển hình cần được tuyên dương và là tấm gương cần nhân rộng. Còn chuyện viết về “mảng tối” của DN, thì có ví dụ rất gần đây là sau cơn trầm lắng của bất động sản vừa rồi, chúng ta đã nhận ra rằng những bài viết về “mảng tối” của báo chí đã giúp lộ diện những doanh nhân thực sự có tiềm lực hay làm ăn khuất tất. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dược Ích Nhân Trên thực tế, tốc độ các tin xấu trên báo chí lan truyền nhanh hơn rất nhiều so với tin tốt. Do đó, tôi nghĩ rằng, một bài báo xấu có thể làm một DN phá sản nhưng phải rất nhiều bài báo sắc bén mới vực dậy một DN. Nhà báo đang bị mượn danh để gọi quảng cáo. Hiện trạng Black PR – các tập đoàn lớn mới xuất hiện trên thị trường muốn thao túng thị trường và họ đã mượn các phương tiện truyền thông để thực hiện. Một mình DN Việt nếu không có tổ chức nào thì sẽ rất đơn độc. Một số tờ báo lại phản ánh rất tốt. Hiện tượng như thế nhưng lại chưa có giải pháp để sử lý? Do đó, các nhà báo, các tờ báo cần phải xem xét và viết bài phản ánh hoạt động DN làm sao được tốt nhất, góp phần hỗ trợ và phản ánh đúng thực trạng DN. Hiện nay, tôi thấy rằng, câu chuyện “hữu xạ tự nhiên hương” đang không còn phản ánh đúng nữa. Một sản phẩm được truyền thông tốt thường được ưa chuộng hơn là sản phẩm không được truyền thông tốt. Điều đó càng khẳng định thêm mối quan hệ giữa DN và báo chí là tương hỗ và rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Le Bros Các DN cũng cần đề cao đạo đức trong chiến lược phát triển của mình thì sẽ tránh được những rủi ro về truyền thông chứ không hẳn chúng ta đổ hết lỗi cho báo chí. Để có giải pháp hài hoà, đa diện cho các DN xây dựng được mối quan hệ với báo chí đó là cần chiến lược minh bạch thông tin. Thực tế cho thấy những sự hiểu lầm khủng hoảng truyền thông đều xuất phát từ sự thiếu thốn thông tin. Nếu DN minh bạch thông tin tốt, báo chí tiếp cận thông tin chỉ để tìm hiểu chứ không phải bới móc, tìm tòi, gây hiểu nhầm hiểu sai về thông tin DN. Do đó, DN nên minh bạch thông tin trên những trang thông tin sẵn có của mình. Tất nhiên bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử của cả DN và báo chí.y |