Tìm hiểu về điểm tín dụng và lịch sử tín dụng xấu.
“Xếp hạng tín dụng top 1000 DN Việt Nam năm 2015”: Nguồn thông tin không thể thiếu | |
Tập huấn xếp hạng tín dụng | |
Tín hiệu tích cực từ xếp hạng tín dụng |
Ảnh minh họa |
Trả lời: Chào chị Hà. Thông thường, khi một người đi vay tại các TCTD hợp pháp như NH hoặc các công ty tài chính, thông tin về lịch sử vay và thanh toán khoản vay của người đó sẽ được lưu lại trên hệ thống của các tổ chức này cũng như tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) - NH Nhà nước Việt Nam.
Sau đó, CIC sẽ tổng hợp thông tin thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân. Trên hệ thống CIC, người đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:
+Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%).
+Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
+Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
+Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
+Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Các thông tin này sẽ được dùng như một trong những điều kiện quan trọng nhất để các TCTD xét duyệt khoản vay, hạn mức và lãi suất của người đi vay.
Hiện tại có một số NH hay TCTD có hỗ trợ cho khách hàng có điểm tín dụng tại CIC ở nhóm 2 vay vốn, đơn cử như FE CREDIT. Tuy nhiên cũng tùy trường hợp và lý do khách hàng trả chậm thì NH hoặc các TCTD mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được.
Chị nên hết sức lưu ý, nếu có điểm tín dụng bị xếp vào từ nhóm 3 trở đi, tức lịch sử tín dụng xấu, hầu hết các tổ chức tài chính hợp pháp sẽ không chấp thuận cho chị vay. Vì vậy, việc thanh toán nợ đúng hạn và đảm bảo được khả năng trả nợ khi đi vay là rất quan trọng.