Tìm hiểu về giao dịch thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng
5 việc làm ngay khi có dấu hiệu bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng | |
Tìm hiểu thanh toán tiền vay trả góp | |
Tư vấn thanh toán tiền vay trả góp tại CTTC |
Ảnh minh họa |
Hiện nay, để đảm bảo an toàn và nhanh chóng đa số mọi người chọn hình thức giao dịch qua NH thay vì giao dịch trực tiếp. Thế nhưng, đôi khi vì sơ suất mà chủ tài khoản chuyển khoản nhầm sang một tài khoản khác.
Trong trường hợp này, theo luật gia Nguyễn Thành Duy (Hãng luật Minh Mẫn, TP.HCM) nếu chuyển khoản nhầm thì khách hàng phải liên hệ ngay với NH thông báo về việc chuyển nhầm tài khoản thụ hưởng. Từ đó yêu cầu NH tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo ngay đến NH chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để xử lý theo quy định.
Luật gia Duy cũng cho biết thêm Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên NH đã hướng dẫn giải quyết những trường hợp sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh (người chuyển khoản). Cụ thể, trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư thì NH sẽ lập lệnh thanh toán chuyển trả tài khoản chuyển đến số tiền chuyển thừa, chuyển nhầm.
Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này.
Còn nếu khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án,… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Các NH có trách nhiệm phối hợp để yêu cầu chủ tài khoản chuyển nhầm tiền phải hoàn trả lại số tiền chuyển nhầm khi có yêu cầu từ khách hàng.
Trường hợp số tiền chuyển nhầm đã được rút, sử dụng và chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, khách hàng có thể khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự.