Tín dụng chính sách giúp thoát nghèo bền vững
Phát huy vai trò của tín dụng chính sách ở khu vực Tây Nam Bộ | |
Diện mạo mới từ vốn tín dụng chính sách |
Ông Nguyễn Thanh Triều |
Thưa ông, chất lượng tín dụng đã chuyển biến thế nào ở Hậu Giang sau khi thực hiện Đề án?
Có thể nhìn thấy rất rõ điều này từ những con số khi triển khai thực hiện Đề án, đặc biệt là dư nợ tăng lên nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đối với tín dụng chính sách tại tỉnh Hậu Giang lại giảm. Nếu như thời điểm 31/12/2011 dư nợ của NHCSXH Hậu Giang là 943.460 triệu đồng, nợ quá hạn hơn 78 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,0% trên tổng dư nợ ủy thác.
Đến nay dư nợ đạt hơn 1.953 tỷ đồng, tăng 103,9% so với thời điểm xây dựng Đề án nhưng nợ quá hạn chỉ có 9.087 triệu đồng, giảm 70,3 tỷ đồng (giảm 88,6%), chiếm 0,47%/tổng dư nợ (giảm 7,82% so với thời điểm xây dựng Đề án).
Tất cả các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh con số nợ quá hạn đều dưới 1% (tỷ lệ thấp nhất là 0,17% và cao nhất là 0,67%), có 72/76 đơn vị cấp xã nợ quá hạn dưới 1%, có 51/304 Hội cấp xã không có nợ quá hạn và 210/304 Hội cấp xã nợ quá hạn dưới 1%.
Giải pháp nào đã giúp cho nợ quá hạn của Hậu Giang thấp như vậy, thưa ông?
Chúng tôi đã tập trung phân tích nguyên nhân và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch xử lý nợ đến hạn kịp thời nên hạn chế được nợ quá hạn phát sinh mới.
Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hộ vay trong quá trình sử dụng vốn vay để nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời đôn đốc thu hồi nợ. Các đơn vị chủ động thông báo nợ đến hạn trước từ 2 đến 3 tháng để hộ vay chuẩn bị kế hoạch trả nợ, ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh.
Đồng thời, phối hợp với Tổ thu hồi nợ khó đòi cấp xã thường xuyên thực hiện rà soát, phân tích nợ của từng hộ vay có nợ quá hạn và nợ lãi tồn đọng lớn để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Chi nhánh đã tích cực phối hợp với Tổ thu hồi nợ cấp xã, xử lý thu hồi nợ lãi tồn đọng, trước mỗi phiên giao dịch, cùng các Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đôn đốc thu hồi đối với những hộ có điều kiện nhưng dây dưa chưa nộp lãi theo quy định; đối với những hộ vay có hoàn cảnh khó khăn để phát sinh lãi tồn đọng cao thì động viên, đôn đốc hộ vay cam kết chia theo nhiều kỳ.
Kiện toàn tổ TK&VV góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ở Hậu Giang |
Tổ TK&VV được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH. Cùng với hiệu quả mở rộng địa bàn cho vay thì vấn đề quản lý các tổ này cũng không đơn giản?
Công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV được Chi nhánh quan tâm, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng trên địa bàn. Tôi còn nhớ vào tháng 5/2013, tổng giám đốc NHCSXH đã có văn bản chỉ đạo thực hiện kiện toàn tổ và Ban quản lý tổ TK&VV nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, Ban quản lý tổ TK&VV.
Theo đó Chi nhánh cũng đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt công tác này; đồng thời, thực hiện củng cố, sắp xếp lại các tổ TK&VV theo hướng liền cư, liền tuyến.
Kết quả cho thấy, việc sắp xếp lại các tổ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên, khi có những việc cần sự hỗ trợ của Tổ trưởng luôn được giải đáp kịp thời và việc đi lại đóng lãi vay cũng thuận lợi hơn trước. Những buổi sinh hoạt được tổ chức dễ dàng hơn, thu lãi đúng kỳ quy định.
Ngoài ra, các tổ viên đều là hàng xóm với nhau, nên họ hiểu được từng hoàn cảnh của nhau, nhờ đó việc hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau thoát nghèo như một lẽ tất yếu và công tác kiểm tra sử dụng nguồn vốn được chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các mô hình làm ăn hiệu quả được triển khai, nhân rộng trong tổ viên nhanh chóng và công tác vận động tổ viên thực hiện tiết kiệm thuận lợi. Từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
Đến cuối tháng 3/2017, toàn chi nhánh có 2.289 tổ TK&VV, trong đó: 1.907 tổ TK&VV xếp loại tốt (tương đương 83,3%), tăng 71,3% so với thời điểm xây dựng Đề án.
Hộ ông Phan Văn Việt - ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng vay vốn NHCSXH trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Từ những kết quả bước đầu trong triển khai Đề án, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì?
Sự xuyên suốt trong chỉ đạo từ cấp đảng ủy, chính quyền tới hội đoàn thể, trưởng ấp, tổ trưởng tổ TK&VV rất quan trọng. Chính vì vậy, chi nhánh và các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện đã tham mưu UBND cùng cấp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Qua quá trình triển khai thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, viên chức của Chi nhánh để có nhận thức đúng, làm việc có hiệu quả. Cần gắn trách nhiệm với công việc được giao và nêu gương của người đứng đầu mỗi đơn vị.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp để có được sự ủng hộ nhiệt tình, vào cuộc quyết liệt tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH và các Hội đoàn thể phối hợp các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.
Thời gian tới, hoạt động của chi nhánh phải phát triển theo hướng ổn định, bền vững để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND và các cơ quan liên quan lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Đặc biệt cần chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đến từng đối tượng, người dân trong việc tham gia tạo lập nguồn vốn, cũng như nâng cao hơn nữa tính chủ động, vai trò trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tiết kiệm chi tiêu...
Có như vậy người dân sẽ tích luỹ vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống không còn ỉ lại vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW.
Tích cực huy động vốn tại địa phương từ tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV, tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi tại Điểm giao dịch xã, tích cực vận động sở, ngành, cơ quan Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, UBND cấp huyện xem xét, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH để đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân của các chương trình tín dụng chính sách.
Xin cảm ơn ông!
Trong giai đoạn 2012-2016, toàn tỉnh đã có trên 182 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần cùng với địa phương giúp trên 20 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo. |