Ứng dụng Blockchain: Phải có cơ cấu chính sách sáng suốt
Tìm hiểu về xu hướng Blockchain tại Việt Nam trong tương lai | |
Lễ hội Blockchain lần đầu được tổ chức tại Việt Nam | |
Thanh toán điện tử: Cuộc chơi đầy thách thức |
TS-LS. Bùi Quang Tín |
Ông có thể nói thêm về điểm này?
Để phát triển thành công công nghệ Blockchain cần phải xây dựng được cơ cấu chính sách sáng suốt. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý mang tính thử nghiệm (Sandbox) đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Sandbox sẽ tạo điều kiện không những cho các nhà đầu tư sáng tạo của công nghệ blockchain mà còn tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thời gian làm việc, trao đổi, chỉnh sửa các điều kiện pháp lý, vấn đề có liên quan tới công nghệ này.
Sandbox, theo tôi nhìn nhận sẽ không quá chặt chẽ, nhưng cũng không quá nới lỏng để mục tiêu là không tác động quá lớn tới thị trường tài chính. Đồng thời những đối tượng chịu sự tác động của công nghệ blockchain sẽ được chọn lọc, chứ không phải áp dụng rộng rãi trên thị trường.
Trong quá trình nghiên cứu tạo ra Sandbox, về phía NHNN rất cần thiết phải có một cơ quan/bộ phận để liên kết với các cơ quan/bộ phận chức năng tương tự tại một số bộ, ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin. Bước đầu tiên của chương trình thử nghiệm pháp lý là phải xác định được lĩnh vực công nghệ này áp dụng cho ngành nghề nào.
Nếu như công nghệ blockchain áp dụng trong lĩnh vực thuộc cơ quan nào thì cơ quan đó sẽ nắm vai trò đầu mối. Đơn cử như dịch vụ thanh toán giữa các NH với nhau phải thông qua cơ quan đầu mối là NHNN. Đi cùng với đó là đảm bảo điều kiện ứng dụng này phải trong giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm tra rồi mới báo cáo lên Chính phủ.
Ảnh minh họa |
Cũng có quan điểm cho rằng blockchain nếu có được triển khai tại Việt Nam thì cũng chỉ chủ yếu là ứng dụng với Fintech, quan điểm của ông?
Trên thực tế, những công ty Fintech tại Việt Nam được cấp phép hiện nay chưa thực sự ứng dụng được công nghệ blockchain. Như trường hợp P2P Lending (cho vay ngang hàng) bản chất vẫn chỉ là phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối giữa cung - cầu chứ không phải blockchain. Estonia - một đất nước khá nhỏ bé của châu Âu nhưng lại đặt mục tiêu trở thành “quốc gia mã hoá” đầu tiên trên thế giới. Công nghệ thông tin của Chính phủ tại Estonia có khoảng trên 80% ứng dụng công nghệ blockchain.
Việt Nam cũng có thể nghiên cứu để ứng dụng blockchain trong quản lý hành chính công ở tương lai gần. Ví dụ như quản lý về điểm tín dụng, nếu chúng ta ứng dụng blockchain dữ liệu sẽ được lưu trên nhiều hệ thống khác nhau, hạn chế tối đa việc “hack” thông tin, truy cập phi pháp.
Tôi cho rằng blockchain sẽ sớm được đưa vào ứng dụng, thậm chí có thể cùng lúc ở nhiều lĩnh vực và cũng không phủ nhận rằng tài chính - NH sẽ là lĩnh vực có nhiều lợi thế triển khai hơn do có tiềm lực tài chính. Song như đã nói, trước mắt vẫn cần tiếp tục chủ động nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam để xem xét các khía cạnh pháp lý mà blockchain có thể được quản lý theo quy định hiện hành như Luật Chứng khoán, Luật Các TCTD, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thông tin mạng...
Blockchain sẽ thay đổi cơ bản cách thức kinh doanh của các định chế tài chính?
Đúng là như vậy. Nói không quá, blockchain sẽ tái cơ cấu toàn diện về góc độ công nghệ trong lĩnh vực tài chính - NH. Đó là thứ công nghệ vừa cơ bản, nhưng cũng vừa nâng cao. Nếu được tạo điều kiện để ứng dụng và phát triển một cách bài bản thì thậm chí blockchain có thể trở thành “đầu tàu” kéo các lĩnh vực khác đi lên. Tất nhiên, thách thức song hành cũng sẽ nằm ở việc tích hợp nền tảng công nghệ blockchain với các hệ thống hiện tại. Theo quan điểm của tôi, nếu ứng dụng công nghệ mới này, mọi hệ thống CNTT trước đó gần như sẽ bị thay thế, chỉ giữ lại phần về cơ sở dữ liệu, còn cách thức tổ chức hoàn toàn khác nhau. Và hệ thống tài chính - NH tất yếu sẽ phải đầu tư một lượng chi phí nhất định.
Xin trân trọng cảm ơn ông!