Vay VND lãi suất USD: Kênh lựa chọn tối ưu cho DN
ABBANK dành 500 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất cố định 9,58%/năm suốt thời gian vay | |
BIDV triển khai gói 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi kinh doanh | |
SHB cho vay ưu đãi với lãi suất 8%/năm |
Mới đây, Viet Capital Bank thông báo ưu đãi cho khách hàng DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, được vay vốn bằng loại tiền VND với mức lãi suất như vay USD chỉ từ 4,5%/năm. Đồng thời, tại thời điểm tất toán khoản vay nếu có chênh lệch tỷ giá VND/USD, khách hàng chỉ cần bổ sung số tiền lãi tương ứng do trượt tỷ giá. Tổng hạn mức toàn chương trình lên đến 200 tỷ đồng, áp dụng các chính sách tài sản bảo đảm linh hoạt và thời hạn cho vay kéo dài lên đến 6 tháng.
Không dừng lại ở đó, Viet Capital Bank còn cho biết đang triển khai đồng loạt các sản phẩm, dịch vụ tiện ích phù hợp với từng phân khúc khách hàng DN như: Chương trình Lãi vay cực sốc - Tăng tốc kinh doanh với lãi suất từ 6,6%/năm, miễn phí 6 tháng phí chuyển khoản dịch vụ thu thuế và phát hành bảo lãnh điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu,
Trước đó, Eximbank cũng cho biết đã thực hiện chương trình cho vay tiền đồng có lãi suất USD. Mức lãi suất cho vay mà Eximbank đưa chỉ bằng 60% lãi suất cho vay VND hiện hành.
Theo đó, DN khi có hợp đồng hoặc L/C xuất khẩu, NH sẽ giải ngân vốn VND theo lãi suất USD để thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Khi DN nhận được tiền bán hàng, NH sẽ mua lại số ngoại tệ đó theo tỷ giá được hai bên thỏa thuận tại ngày NH đã giải ngân cho DN.
Tương tự, ACB cũng có chương trình tài trợ xuất khẩu VND với lãi suất đặc biệt. Theo ACB, lãi suất cho vay ngang với lãi suất USD và chỉ bằng khoảng 70% lãi suất cho vay VNĐ. Trong đó, ACB sẽ tập trung cho vay vào bốn nhóm hàng xuất khẩu chính là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su...
NH đang hỗ trợ DN vay vốn lãi suất thấp nhất |
Về lý thuyết, hầu hết DN hiện nay đều bị đội chi phí hoạt động, nhất là các DN không được vay vốn bằng ngoại tệ nếu không có nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, giải pháp cho vay đồng lãi suất USD của các NH trong thời điểm này được xem là lối ra đối với các DN làm hàng xuất khẩu.
Bởi, NH cho vay với lãi suất USD đang thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường hiện nay. Để có được mức lãi suất thấp này, các NH phải kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối, thanh toán. Nói như một lãnh đạo của Eximbank, nguồn để bù vào chênh lệch này theo chiến lược kinh doanh trên là từ chênh lệnh ngoại tệ của chính hợp đồng này. Nghĩa là, NH chấp nhận mất khoản tiền A cho DN đối với hợp đồng vay thì sẽ nhận lại đúng khoản tiền A đấy đối với hợp đồng mua ngoại tệ từ DN này.
Còn về tỷ giá, NH sẽ tính tỷ giá mua ngoại tệ tại ngày giải ngân sẽ do hai bên thỏa thuận. Tất nhiên, tỷ giá này sẽ thấp hơn tỷ giá tương lai được ước tính đúng bằng khoản tiền A nói trên để NH bù đắp.
Nếu tận dụng được các khoản vay lãi suất rẻ này, cái lợi trước mắt đối với DN là có ngay vốn để giải quyết khó khăn trong ngắn hạn và sau đó sẽ kéo theo những cái lợi khác như: khách hàng DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có điều kiện chủ động nguồn vốn, tập trung vào việc sản xuất, mở rộng thị trường, tiết kiệm được chi phí lãi vay và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn…
Suy cho cùng, một số NH cũng đang cố gắng bán thêm được nhiều dịch vụ khác cho khách hàng, đặc biệt là về ngoại hối. Song, nếu xét về tính thực tiễn, đây cũng là những sản phẩm vô cùng tích cực giúp cho các DN xuất khẩu tiết giảm chi phí, qua đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, giảm bớt tình trạng "đóng băng" trong thu mua, kinh doanh mà hậu quả là hàng nông sản bị ứ đọng, giá giảm...