VDB phải phân loại nợ tín dụng đầu tư theo quy định của NHNN
Ảnh minh họa |
5 nguyên tắc, 8 điều kiện cho vay
Nghị định 32/2017/NĐ-CP chính thực có hiệu lực thi hành từ 15/5/2017 quy định rõ việc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo 5 nguyên tắc sau.
Thứ nhất, cho vay đúng đối tượng về tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định.
Thứ hai, Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải là các dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thẩm định và đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi.
Thứ ba, việc cho vay phải đúng quy trình thủ tục phù họp với quy định của pháp luật.
Thứ tư, khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo họp đồng tín đụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong họp đồng và các quy định của Nghị định này.
Thứ năm, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tiến tái đủ bù đắp chi phí về vốn, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của VDB.
Để được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ 8 điều kiện. Theo đó khách hàng phải thuộc đối tượng cho vay theo quy định; Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định; Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay; Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do VDB xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bên cạnh đó khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật; không có nợ xấu tại các TCTD tại thời điểm VDB xem xét cho vay, giải ngân vốn vay; phải mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản bảo đảm tiền vay. Ngoài ra khách hàng phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.
Mức vốn, lãi suất cho vay
Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).
Tuy nhiên, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của VDB (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của VDB không được vượt quá 15% đối với một khách hàng và không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được tính bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 5 năm trong thời hạn 1 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng với tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của VDB.
Định kỳ vào ngày cuối mỗi quý, căn cứ nguyên tắc trên VDB xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do VDB xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Đồng tiền cho vay và thu hồi nợ là đồng Việt Nam. Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, VDB được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
VDB phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN
Liên quan đến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Nghị định quy định rõ, việc phân loại nợ của VDB thực hiện theo quy định do NHNN ban hành.
VDB được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các rủi ro do khách hàng không trả được nợ và được tính vào chi phí hoạt động của VDB. Bao gồm dự phòng chung, mức trích ập bằng 0,75% tổng dư nợ; dự phòng rủi ro cụ thể, mức trích lập do VDB quyết định, tối đa không quá mức trích lập đối với từng nhóm nợ theo quy định NHNN Việt Nam áp dụng đối với các NHTM trên cơ sở phân loại nợ, tình hình thu - chi tài chính.
Về xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro, Nghị định quy định, việc xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của VDB, khách hàng vay vốn và các cơ quan liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ.
Các giải pháp xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khoanh nợ, chuyển ngoại bảng để xử lý, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi và bán nợ.
Việc sử dụng Quỹ đự phòng rủi ro để xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại VDB do Thủ tướng Chính phủ quy định.
(Xem toàn văn Nghị định 32/2017/NĐ-CP)