Xuất khẩu gạo chưa vội mừng
Sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn gạo/năm sang Băng la đét | |
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo | |
Tìm lời giải cho xuất khẩu gạo Việt Nam |
Thị trường đang chững lại
Năm 2017, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đang khởi sắc trở lại khi một số nước như Bangladesh, Philippines, Malaysia cho biết sẽ nhập khẩu gạo của Việt Nam. Đặc biệt thông tin Thái Lan cho biết đã xả gần hết kho gạo tồn dư (chỉ còn khoảng 1 triệu tấn), là một tin vui với ngành lúa gạo Việt. Vì vậy dự báo thị trường lúa gạo, các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, bức tranh xuất khẩu gạo năm nay sẽ khởi sắc với triển vọng gia tăng về giá. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, giá gạo trung bình năm 2017 sẽ giảm 2,7% so với năm 2016, sau đó tăng 6% trong năm 2018.
Ngành nông nghiệp Việt cần có chiến lược dài hạn |
Đồng thời, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo Philippnies, Sri Lanka dẫn đầu phục hồi nhập khẩu gạo châu Á năm 2017. Trung Quốc sẽ nhập 6 triệu tấn gạo năm 2017, tăng 3% so với năm 2016.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngành lúa gạo Việt Nam còn hiện hữu nhiều khó khăn. Bà Phạm Thị Kim Dung, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), đánh giá xuất khẩu gạo đang bị thắt hai đầu. Cụ thể trong khi sản xuất lúa cho xuất khẩu được xác định là tương đối tập trung, nhưng hoạt động chế biến phân tán với hơn 300 nghìn nhà máy, chủ yếu có quy mô nhỏ so với 1.000 nhà máy của Thái Lan.
Tiếp đó, hoạt động xuất khẩu lại thắt lại với khoảng 100 nhà xuất khẩu, trong đó hiện chỉ có 22 nhà xuất khẩu được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này dẫn tới, thị phần gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới có khuynh hướng giảm trong những năm gần đây, so với mức tăng mạnh của hạt điều, hạt tiêu, sắn… Năm 2016, xuất khẩu gạo Việt Nam giảm 27% về lượng, 23% về giá trị so với 2015, thấp nhất trong ít nhất 8 năm.
Ngành lúa gạo cần có bước tiến mới
Ông Lý Thái Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Cúc (một trong 22 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc) chia sẻ, có thể thấy giai đoạn 2014 - 2016 là thời điểm khó khăn nhất với xuất khẩu gạo. Trong thời điểm này, Công ty Hưng Cúc có công suất sản xuất, chế biến đạt 100.000 tấn, nhưng xuất khẩu chỉ được 5.000 - 6.000 tấn. Sau nhiều năm làm ăn với thị trường Trung Quốc, ông Hưng chia sẻ, rào cản lớn nhất để xuất khẩu gạo sang thị trường này là hàng rào kỹ thuật.
“Sau 1/7/2016, Trung Quốc ra thông tư mới và áp dụng ngay. Thông tư này quy định hạt gạo dài 6mm, chiều ngang nhỏ hơn 2mm, để áp dụng thuế suất cao hay thấp. Nên từ tháng 7/2016, gạo Việt Nam sẽ khó xuất được sang Trung Quốc”, ông Hưng cho biết.
Do vậy, theo ông Hưng, thương hiệu gạo Việt Nam phải được xây dựng xuất phát từ chính nhu cầu thị trường. Phải bắt đầu tư nguồn giống, xem giống nào có thể phát triển được.
Ông Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng, nêu thực tế, tuy nhà nước đã có chủ trương đầu tư, nghiên cứu, chọn tạo lúa đặc sản từ nhiều năm trước, nhưng số đơn vị nhà nước tham gia khảo nghiệm còn ít (2/7 đơn vị), số giống tham gia khảo ngiệm cũng ít (4/18 giống).
Hầu hết, các tổ hợp lai đều lấy giống cải tiến thơm ít hoặc không thơm. Vì vậy trong vòng 3 năm tới, ít có giống lúa thơm cấp độ cao (1 và 2) bổ sung vào cơ cấu giống hiện có. Trong khi đó gạo thơm của Thái Lan, Pakistan, Campuchia là đối thủ cạnh tranh lớn đối với Việt Nam. Bởi vì gạo thơm Việt Nam tuyệt đại đa số nằm ở phân khúc thị trường thấp hơn họ. Gạo của họ là gạo mùa cảm quang, được gieo trồng một cách tự nhiên nên giá trị cao - nằm ở phân khúc thị trường cao cấp.
Về xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Phạm Quang Diệu, Công ty phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor), nhận định, chúng ta đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, cần thận trọng với việc sẽ tăng trưởng quá nóng, quá nhanh.
Ngoài ra, trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn đối mặt nhiều khó khăn, Ipsard dự báo, về phía cầu lúa gạo quốc tế, tại châu Á nhu cầu tiêu dùng gạo trên đầu người giảm nhanh nhất là nhóm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Hong Kong, nhóm tiếp theo là Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, tốc độ giảm diễn ra chậm tại Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.
Các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, bức tranh xuất khẩu gạo năm nay sẽ khởi sắc với triển vọng gia tăng về giá. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, giá gạo trung bình năm 2017 sẽ giảm 2,7% so với năm 2016, sau đó tăng 6% trong năm 2018. |