Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Agribank chi nhánh Lào Cai II chung tay hỗ trợ khách hàng vượt khó

Linh Anh
Linh Anh  - 
Agribank chi nhánh Lào Cai II xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các giải pháp huy động vốn tại địa phương, đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho các DN, hộ SXKD, các chương trình Dự án phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
aa
Sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng khách hàng vượt khó Agribank tung gói 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất tài trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Đẩy mạnh tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Triển khai đồng bộ giải pháp hỗ trợ khách hàng

Trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp do xung đột Nga-Ucraina, các nước ưu tiên thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát cao, dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 hết sức khó khăn, nhiều doanh nghiệp nguồn lực cạn kiệt, thiếu đơn hàng, xuất khẩu giảm sút... đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động.

Với một tỉnh biên giới thường xuyên qua lại làm ăn với đối tác Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai không nằm ngoài xu hướng khó khăn chung. Doanh nghiệp khó khăn đã tác động và ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng. Song, ngân hàng hiểu rằng, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp đang rất cần ngân hàng chia sẻ hỗ trợ, giúp họ vơi đi những khó khăn áp lực về tài chính để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cùng với toàn ngành Ngân hàng, Agribank chi nhánh Lào Cai II triển khai đồng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, sớm hồi phục phát triển.

Agribank chi nhánh Lào Cai II chung tay hỗ trợ khách hàng vượt khó
Agribank chi nhánh Lào Cai II triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt khó

Cụ thể, Agribank chi nhánh Lào Cai II đã triển khai kịp thời 6 chương trình tín dụng ưu đãi để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và tăng trưởng tín dụng. - Chương trình giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn hỗ trợ người dân và Doanh nghiệp: Giảm tối thiểu 0,5% đối với toàn bộ dư nợ trung, dài hạn hiện hữu từ ngày 15/5/2023 đến 30/9/2023. Theo chương trình này có khoảng gần 2.500 tỷ đồng dư nợ trung dài hạn được giảm, số tiền lãi miễn giảm dự kiến khoảng trên 05 tỷ đồng; Áp dụng lãi suất cho vay trung, dài hạn phục vụ nhu cầu đời sống đối với khách hàng có nguồn trả nợ từ lương từ ngân sách nhà nước, lãi suất ưu đãi cho vay cố định 12 tháng đầu là 8,5%/năm. Thời gian áp dụng đến hết ngày 30/9/2023. Từ ngày 01/9/2023 đến 12/6/2024 lãi suất ưu đãi giảm 1,5%/năm, năm thứ 2 giảm 1,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường tại thời điểm. Agribank chi nhánh Lào Cai II cũng đã và đang tiếp tục thực hiện chương trình giảm lãi suất 2%/năm cho vay theo Nghị định 31/CP đã giảm cho 5 khách hàng doanh nghiệp và Cá nhân số tiền 26 tỷ đồng, số lãi đã hỗ trợ 205 triệu đồng...

Song song với đó, chi nhánh tích cực triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng theo Thông tư 02 của NHNN và Quyết định số 969 của Agribank về cơ cấu kỳ hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, đảm bảo kịp thời, an toàn, đúng đối tượng, không để khách hàng thắc mắc khiếu nại và phòng ngừa ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Mặc dù triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, nhưng do sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu nên cũng như tín dụng chung toàn ngành, tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Lào Cai II thấp hơn so với cùng kỳ.

Lường đón được những khó khăn trong hoạt động tín dụng, tận dụng thế mạnh địa bàn tỉnh biên giới, và cũng là ngân hàng đầu tiên tại tỉnh phát triển dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, Agribank chi nhánh Lào Cai II đẩy mạnh các giải pháp khai thác hiệu quả mảng dịch vụ này bù đắp khoản thu từ tín dụng bị sụt giảm. 6 tháng đầu năm doanh số thanh toán xuất đạt 5.165 tỷ đồng tăng 8% so cùng kỳ. Thanh toán biên mậu đạt 4.892 tỷ đồng tăng 7% so cùng kỳ; thanh toán quốc tế đạt 272 tỷ tăng 4,5% so cùng kỳ. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, Công ty thanh toán 100% là biên mậu qua Agribank chi nhánh Lào Cai II, bình quân từ 300 đến 400 tỷ đồng mỗi năm. Là bạn hàng rất lâu năm nên trong quá trình thanh toán có ưu đãi về phí, mọi thủ tục đều gọn gàng.

Không chỉ tập trung hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, chi nhánh cũng rất tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-không ai bị bỏ lại phía sau”, nhân dịp Têt Quý Mão năm 2023. Thực hiện chương trình An sinh xã hội-Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách, Agribank Chi nhánh Lào Cai II đã trao tặng 240 suất quà, trị giá 120 triệu đồng; Trao tặng quỹ vì người nghèo thông qua đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh 100 triệu đồng; trao tặng trực tiếp tới các hộ nghèo, đối tượng chính sách tại các xã của huyện Mường Khương, huyện Bát Xát, Thị xã Sa Pa và Thành phố Lào Cai trị giá 350 triệu đồng; ủng hộ xã đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới tại xã La Pán Tẩn huyện Mường Khương số tiền 80 triệu đồng, xây 2 căn nhà cho hộ nghèo.

Đáp ứng đủ nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương

Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, bản thân các ngân hàng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không có đơn hàng, hàng tồn kho, không có nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khi dòng tiền bị ách tắc. Doanh nghiệp thận trọng vay vốn, ngân hàng lại rơi vào nguy cơ ế vốn dù liên tục giảm lãi suất. Như tại Agribank để hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp và khách hàng phục hồi sản xuất và đã có 05 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng từ 2,5% đến 3%/năm so với đầu năm. Trong khi lãi suất huy động đầu vào vẫn phải đảm bảo cạnh tranh để giữ chân khách hàng. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Mặc dù vậy, Agribank chi nhánh Lào Cai II vẫn quyết tâm tìm mọi giải pháp để hỗ trợ khách hàng sớm hồi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Theo đó, chi nhánh xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các giải pháp huy động vốn tại địa phương, đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho các DN, hộ SXKD, các chương trình Dự án phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Để mở rộng tín dụng, chi nhánh tiếp tục khảo sát, tập trung cho vay các nhu cầu của các thành phần kinh tế, các dự án khả thi, hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay kinh tế hộ; nhất là cho vay hộ nông dân tại khu vực nông thôn, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục triển khai quyết liệt cho vay theo NQ10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030. Song song với đó, chi nhánh tập trung cho vay các chương trình tín dụng hỗ trợ, ưu đãi lãi suất của Agribank đối với các Doang nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh hiện nay; tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách của Agribank trong phát tiển SXKD, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay qua tổ nhóm Hội nông dân, Hội Phụ nữ các cấp theo NĐ55/CP và NĐ116/CP.

Thúc đẩy tín dụng, song chi nhánh sẽ thường xuyên quán triệt yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng, tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng để hạn chế nợ xấu phát sinh.

Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Lào Cai II tiếp tục tích cực triển khai về cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các giải pháp hỗ trợ khách hàng theo Thông tư 02 của NHNN và Quyết định số 969 của Agribank về cơ cấu kỳ hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, đảm bảo kịp thời, an toàn, đúng đối tượng.

Linh Anh

Tin liên quan

Tin khác

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Kantar BrandZ - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, mới đây đã công bố danh sách 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024. Trong danh sách, Việt Nam có 01 đại diện duy nhất góp mặt là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với vị trí thứ 20, thương hiệu Vietcombank được định giá 2.105 triệu USD, tăng 18% so với năm 2023.
Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Trong bức tranh phát triển bền vững của TP. Đà Nẵng, có một dòng chảy âm thầm và bền bỉ đã giúp nhiều hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định. Đó là nguồn vốn tín dụng chính sách. Ở nơi ấy, nguồn vốn tín dụng chính sách như một nhánh sông lặng lẽ đang ngày ngày tưới mát những mảnh đất khô cằn, giúp cho bao gia đình vươn lên có cuộc sống ấm no, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống...
Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ" để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.