Agribank dành mọi nguồn lực hỗ trợ khách hàng
Trong bối cảnh đại dịch kéo dài sang năm thứ hai liên tiếp với mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề hơn, để có thể góp phần đưa đất nước ta từng bước trở về trạng thái “bình thường mới”, tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, chủ động bám sát tình hình dịch bệnh, triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn các giải pháp nhằm tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế.
Mạnh tay cắt giảm lợi nhuận hỗ trợ khách hàng
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, ngay từ đầu năm Agribank kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 và nhiều chương trình giảm lãi, giảm phí góp phần hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lực bẩy tăng trưởng kinh tế. Qua đó khẳng định vai trò của NHTM hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tỷ trọng đầu tư “Tam nông” của Agribank chiếm 70%/tổng dư nợ nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Một đặc thù ở Agribank là số lượng khách hàng vay là hộ dân, cá nhân với những khoản vay nhỏ lẻ rất lớn, chiếm tỷ lệ cao nhất so với bất cứ ngân hàng nào. Song Agribank thực hiện nghiêm túc cơ cấu, miễn giảm lãi cho khách hàng theo Thông tư 01 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung của NHNN. Đến hết tháng 11/2021, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí với tổng số tiền là 48.118 tỷ đồng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó, cơ cấu lại nợ (gốc + lãi) là 45.397 tỷ đồng với 15.920 khách hàng; miễn, giảm lãi 2.800 tỷ đồng với 181.000 khách hàng.
Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Agribank thực hiện nghiêm túc cam kết giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Theo số liệu cập nhật của NHNN, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết. Trong đó, Agribank tiếp tục đứng đầu trong việc giảm lãi suất khi tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lên tới 5.176 tỷ đồng (đạt 90,8% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng. Chưa hết, Agribank cùng ba NHTM trong nhóm Big4 tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài các gói hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của NHNN, Agribank tiếp tục thực hiện chính sách giảm 10% lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu, giảm 10% lãi suất đối với dư nợ cho vay mới được kéo dài đến 31/12/2021 theo quy định của Agribank.
Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank, cho biết năm 2021 toàn ngành Ngân hàng, trong đó có Agribank đã dồn toàn lực để tiết giảm chi phí, kiểm soát chất lượng tín dụng, đồng thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19. Tổng số tiền hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất của Agribank đã lên đến gần 6.000 tỷ đồng; Cộng với chính sách miễn phí dịch vụ thanh toán, trong năm 2021 Agribank giảm khoảng 6.500 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng. Đến nay, có thể khẳng định Agribank là một trong những ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi, phí nhiều nhất, tích cực đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn.
Với nỗ lực triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp, đến 31/12/2021, Agribank hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021. Trong đó, tổng tài sản đạt 1.680 nghìn tỷ, tăng 7,3%; huy động vốn đạt 1.563 ngàn tỷ, tăng 7,5%; tín dụng đạt 1.316 ngàn tỷ, tăng 8,5%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 120% thời điểm cuối năm 2020 lên 140% khi kết thúc năm 2021. “Năm 2021, Agribank cố gắng dành mọi nguồn lực để vừa hỗ trợ khách hàng vừa đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch tài chính mà NHNN đã giao. Đồng thời dồn các nguồn lực tài chính có thể để trích lập dự phòng”, bà Phượng cho biết thêm.
Bổ sung vốn điều lệ là cần thiết
Bước sang năm 2022, lãnh đạo Agribank cho hay, so với các ngân hàng khác Agribank có hạn chế nhất định trong tăng vốn điều lệ vì Agribank là ngân hàng duy nhất chưa cổ phần hoá. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo hệ số an toàn vốn phụ thuộc ngân sách nhà nước. Do vậy, năm 2022 Agribank xây dựng mức tăng trưởng tín dụng ở mức quanh 8%-8,5% phù hợp với kế hoạch phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của ngân hàng và quy định đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHNN. Mặc dù với dư địa tăng trưởng khá hạn chế, nhưng bà Phượng nhấn mạnh, Agribank quyết tâm kiểm soát chất lượng tín dụng, dành các nguồn lực tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ khách hàng thông qua chính sách miễn giảm phí duy trì lãi suất cho vay ở mức phù hợp với khách hàng. “Dự kiến, Agribank tiếp tục duy trì chính sách lãi suất đã áp dụng như năm 2021. Con số hỗ trợ thông qua phí và lãi suất năm 2022 dự kiến lên tới 10.000 tỷ đồng”, bà Phượng thông tin thêm.
Tuy nhiên, để Agribank có thể duy trì được tăng trưởng tín dụng từ 8-10%/năm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lãnh đạo Agribank kiến nghị Chính phủ tiếp tục bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng. Hiện nay có NHTMCP quy mô tín dụng bằng ¼ so với Agribank nhưng vốn điều lệ đã cao hơn Agribank. “Chính phủ, Thủ tướng sớm xem xét việc để lại lợi nhuận năm 2021 tăng vốn cho Agribank, đồng thời dành ngân sách Nhà nước để tăng vốn cho Agribank trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ tăng giá trị vốn Nhà nước khi cổ phần hóa”, lãnh đạo Agribank đề xuất.
Việc đảm bảo duy trì tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế là một thách thức lớn đối với Agribank. Vì bản thân Agribank cũng đang chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của dịch bệnh. Tuy nhiên, cùng với toàn ngành Ngân hàng, Agribank đang nỗ lực tối đa khắc phục khó khăn, cắt giảm chi phí, lợi nhuận để làm tốt vai trò bà đỡ của khách hàng và là trợ lực cho nền kinh tế sớm phục hồi trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường.
Các tin khác

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
