Ai được cung cấp thông tin tín dụng
![]() | Mở rộng kho dữ liệu, tăng độ phủ thông tin tín dụng |
![]() | Đề xuất quy định về hoạt động thông tin tín dụng |
![]() | Thông tin tín dụng: Những điều có thể bạn chưa biết |
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam triển khai nghiệp vụ Xếp hạng tín dụng vào năm 2002.
CIC đã thu thập được thông tin từ 125 đầu mới tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.162 quỹ tín dụng nhân dân, 4 đơn vị tài chính vi mô và 56 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng (TTTD). Kết quả trong quý I/2023, độ phủ TTTD tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ năm trước, tăng trên 2.636.971 hồ sơ khách hàng, nâng tổng số khách hàng trong kho dữ liệu TTTD quốc gia lên trên 54,7 triệu khách hàng.
CIC tiếp tục duy trì thu thập ổn định các loại thông tin về dư nợ, hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, thẻ tín dụng, tài chính doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ các TCTD, đảm bảo chất lượng thông tin được duy trì, đều đạt từ trên 99%.
Hiện CIC cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ NHNN; cơ quan quản lý nhà nước khác; TCTD, tổ chức tự nguyện; khách hàng vay; tổ chức thông tin tín dụng (TTTD) nước ngoài.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong những năm gần đây, một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng, phân loại nợ, bảo mật an toàn thông tin... đã có nhiều thay đổi tác động đến hoạt động TTTD. Đồng thời, yêu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng vay ngày càng cao đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng phạm vi thu thập thông tin để phát triển cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia, tạo nền tảng để tạo lập các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn… Đây là lý do cơ bản để NHNN xây dựng Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 03/2013/TT- NHNN quy định về hoạt động TTTD của NHNN (Dự thảo).
Góp ý Dự thảo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra một số điểm để cơ quan soạn thảo lưu ý, như: các quy định khái niệm "thông tin bất lợi khác" hay quy định về “trao đổi, cung cấp TTTD sai đối tượng hoặc cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật” chưa đủ rõ ràng, có thể gây khó khăn cho các đối tượng áp dụng…
Theo Điều 12 Dự thảo, đối tượng được cung cấp TTTD gồm: Đơn vị thuộc NHNN được cung cấp sản phẩm TTTD để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; Cơ quan quản lý nhà nước khác được cung cấp TTTD theo quy định của pháp luật; TCTD, tổ chức tự nguyện được cung cấp dịch vụ TTTD trên cơ sở hợp đồng ký kết với CIC; Khách hàng vay được cung cấp TTTD của bản thân theo hướng dẫn của CIC; và Tổ chức TTTD nước ngoài được cung cấp khai thác và trao đổi các sản phẩm TTTD về khách hàng vay trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dịch vụ ký kết với CIC phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà tổ chức TTTD nước ngoài được thành lập.
Theo VCCI: Đối chiếu với Điều 2 Dự thảo, “tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động TTTD” không thuộc đối tượng được cung cấp TTTD. Như vậy, nếu căn cứ đối tượng áp dụng để xác định các đối tượng được cung cấp TTTD như giải trình của Ban soạn thảo, thì Điều 12 đang xác định thiếu đối tượng được cung cấp TTTD là “tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động TTTD”.
Bên cạnh đó, theo VCCI, Dự thảo không xác định tổ chức, cá nhân khác gồm những tổ chức, cá nhân nào, vì vậy “tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác dịch vụ TTTD về khách hàng vay” cũng có thể hiểu là “tổ chức, cá nhân khác”. Xét về tính hợp lý, việc tổ chức, cá nhân khác được sự đồng ý của khách hàng vay được phép tiếp cận với thông tin của khách hàng vay là phù hợp. Bởi, rủi ro của hoạt động tiếp cận TTTD của khách hàng là lộ bí mật cá nhân, tổ chức và ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức này. Tuy nhiên, nếu chính khách hàng vay cho phép việc tiếp cận TTTD này thì nguy cơ sẽ không còn. Do đó, VCCI đề nghị giữ nguyên quy định: “tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác dịch vụ TTTD về khách hàng vay phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó” là đối tượng được cung cấp TTTD tại Điều 12 Dự thảo.
Tại Khoản 1 Điều 18 Dự thảo quy định: khách hàng vay được miễn phí đối với TTTD về bản thân. VCCI đặt câu hỏi: vì sao khách hàng vay lại chỉ được miễn phí một lần trong một năm khi khai thác TTTD về bản thân? Việc cho phép khách hàng vay tiếp cận với TTTD của mình có thể giúp CIC hiệu đính được thông tin thu thập được có chính xác hay không, bởi vì khi thông tin không chính xác, khách hàng vay có thể thực hiện cơ chế khiếu nại như quy định tại Dự thảo. VCCI đề xuất sửa đổi quy định trên theo hướng khách hàng vay được miễn phí đối với TTTD của bản thân mà không giới hạn về số lần trong năm.
Các tin khác

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Sáng 16/4: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Ngân hàng điều chỉnh mạnh lãi suất huy động xuống dưới 5%/năm tại các kỳ hạn

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á

SHB chính thức nâng vốn điều lệ lên 40.657 tỷ đồng

Có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tính đến đầu năm 2025

Sáng 15/4: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Động thái giảm lãi suất từ các ngân hàng nước ngoài

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Động lực nâng tầm kinh tế Việt Nam

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
