Các doanh nghiệp nhận định tích cực về cơ hội kinh doanh tại ASEAN

16:40 | 24/11/2022

Theo một báo cáo của Standard Chartered, 58% lãnh đạo các doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng hoạt động bán hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo “Winning in ASEAN” (Gặt hái thành công tại ASEAN”, trong đó đưa ra góc nhìn kinh doanh, các cơ hội và chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để định hướng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh những thay đổi đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực. Báo cáo chú trọng vào động lực thúc đẩy hình thức hợp tác công tư một cách hiệu quả, nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi và thích ứng tại ASEAN và các khu vực khác.

cac doanh nghiep nhan dinh tich cuc ve co hoi kinh doanh tai asean

Tiềm năng tăng trưởng không thể phủ nhận

Trong năm 2021, ASEAN thu hút vốn FDI lớn thứ 3 trên toàn cầu, với tổng giá trị vốn đầu tư đạt 174 tỷ USD, trở lại mức trước đại dịch. Khoảng 50% dòng vốn FDI vào ASEAN đến từ Mỹ, EU-27 và Trung Quốc. Dòng vốn FDI nội khối ASEAN đóng góp khoảng 12%.

Các hiệp định thương mại, như RCEP, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Với việc RCEP đi vào hoạt động, 81% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch gia tăng đầu tư vào ASEAN trong 3-5 năm tới. Trong đó, có tới 93% kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng doanh thu tích cực từ các hoạt động kinh doanh tại ASEAN.

Theo ông Benjamin Hung, Tổng Giám đốc khu vực châu Á của Standard Chartered, ASEAN là một khu vực tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm được dự báo ở mức 4%.

“Trong bối cảnh những diễn biến phức tạp xảy ra trên toàn cầu, chúng tôi nhận thấy những xu hướng mang tính cấu trúc đang mang đến rất nhiều cơ hội tại ASEAN. Trong khu vực, sự kết nối trong dòng chảy vốn và thương mại ngày càng gia tăng, số hóa được ứng dụng mạnh mẽ, cùng với đó là quá trình chuyển đổi theo hướng xanh hóa. Các doanh nghiệp cần hành động một cách quyết liệt để nắm bắt các cơ hội mà ASEAN mang lại. Là một ngân hàng hàng đầu trong khu vực, Standard Chartered cam kết hỗ trợ khách hàng nắm bắt các cơ hội tuyệt vời này”, ông Benjamin Hung chia sẻ.

Việt Nam củng cố vị thế là một trung tâm sản xuất

Báo cáo chỉ ra rằng các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, 58% doanh nghiệp đã có kế hoạch tăng cường hoạt động bán hàng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ và trở thành một quốc gia năng động, cạnh tranh về mặt chi phí. Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý với vị thế là một trung tâm sản xuất thay thế khi các doanh nghiêp áp dụng chiến lược đa dạng hóa Trung Quốc+1.

Với 3 kế hoạch chiến lược mang tầm quốc gia bao gồm: Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia; Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang có một kế hoạch dài hạn để số hóa hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng. Ví dụ, Việt Nam đang phát triển các nhà máy thông minh để gia tăng hiệu quả và tính cạnh tranh, cùng với đó, thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên và tăng trưởng xanh.

“Việt Nam có một triển vọng tươi sáng trong trung hạn, nhờ cơ cấu dân số thuận lợi, nền tảng trong nước ngày càng được cải thiện và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với vị thế ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với vai trò là một trung tâm sản xuất thay thế, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực”, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam, nhận định.

6 lĩnh vực vực chiến lược cho tăng trưởng tại ASEAN

Lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải ưu tiên đầu tư khi mong muốn nắm bắt các cơ hội một cách nhanh chóng và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Báo cáo đưa ra cơ cấu “THRIVE”, đại diện cho 6 trụ cột tăng trưởng mà các doanh nghiệp đang theo đuổi để phát triển tại ASEAN:

T

TALENT

Nguồn nhân lực

Nurture the workforce of the future

Nuôi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai

H

HI-TECH

Công nghệ cao

Accelerate digital transformation

Thúc đẩy chuyển đổi số

R

REGULATORY

Pháp lý

Navigate policy shifts and governance issues

Giải quyết những thay đổi về mặt chính sách và vấn đề quản trị

I

INFRASTRUCTURE

Hạ tầng

Develop solutions to bridge infrastructure gaps innovatively

Đưa ra các giải pháp để thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng một cách sáng tạo

V

VALUE CHAIN

Chuỗi giá trị

Collaborate to unlock potential across the ecosystem

Hợp tác để khai phá tiềm năng trong hệ sinh thái

E

ENVIRONMENT

Môi trường

Expand net zero efforts

Thúc đẩy các nỗ lực đạt được phát thải các-bon bằng 0

Đồng thời, để vượt qua những hậu quả do đại dịch gây ra, những sự dịch chuyển do căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự cạnh tranh ngày càng cao về nguồn nhân lực, báo cáo chỉ ra 2 khía cạnh cần chú ý và ưu tiên đầu tư trong 3 năm tới:

2 trụ cột tăng trưởng chính cho mỗi lĩnh vực

Xây dựng và Hạ tầng

Chuỗi giá trị; nguồn nhân lực

Các sản phẩm tiêu dùng

Chuỗi giá trị; nguồn nhân lực

Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe

Chuỗi giá trị; sự chuyển dịch về mặt pháp lý

Số hóa và thương mại điện tử

Nguồn nhân lực; công nghệ cao

Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cam kết giảm phát thải các-bon về 0 để hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn. 52% các lãnh đạo trả lời khảo sát có kế hoạch đầu tư vào các sáng kiến phát triển bền vững trong 3 năm tới.

Hiện thực hóa tiềm năng của ASEAN yêu cầu sự hợp tác chủ động giữa lĩnh vực nhà nước và tư nhân để mang đến sự cộng hưởng và phá bỏ các rào cản. Báo cáo chỉ ra 3 lĩnh vực chính cần tăng cường hợp tác trong 2 đến 3 năm tới để đạt được các bước tiến. Trong đó, 65% lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết sẽ tham gia vào nhiều thỏa thuận hợp tác hơn nữa để khai thác tiềm năng trong chuỗi giá trị; 60% cho biết có nhiều việc cần phải làm để nâng cao tay nghề và nuôi dưỡng nguồn nhân lực; 55% mong muốn hình thức hợp tác công tư PPP chú ý vào phát triển các giải pháp hạ tầng một các chủ động hơn để giải quyết các rào cản mang tính hệ thống

Khi tìm kiếm đối tác ngân hàng, lãnh đạo các doanh nghiệp xem xét các năng lực chính, bao gồm: Các nền tảng số hóa cho hoạt động ngoại hối và giao dịch ngân hàng - mang đến khả năng tham gia thị trường một cách nhanh chóng và truy cập theo thời gian thực; Dịch vụ thanh toán đa tiền tệ một cách toàn diện; Năng lực quản lý dòng tiền và thanh khoản; Mạng lưới hoạt động xuyên biên giới rộng khắp với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa.

Bà Heidi Toribio, Đồng Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính, Ngân hàng Standard Chartered, cho rằng, các doanh nghiệp có quy mô khu vực và toàn cầu đang ngày càng đồng bộ hóa mô hình kinh doanh và áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đảm bảo công tác vận hành trong tương lai.

“Tại Standard Chartered, chúng tôi cam kết làm việc với các khách hàng để xem xét các chiến lược đầu tư và giúp họ đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Vị thế là một ngân hàng quốc tế duy nhất có sự hiện diện tại tất cả các thị trường ASEAN, với mạng lưới quốc tế rộng khắp, sự hiểu biết sâu sắc về các thị trường nội địa cùng với đẩy đủ các sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng, giúp chúng tôi là một đối tác ngân hàng hoàn hảo của các doanh nghiệp”, bà Heidi Toribio khẳng định.

Lê Đỗ

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500