Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cải cách thể chế, đầu tư hạ tầng tạo động lực tăng trưởng bền vững

Trần Hương
Trần Hương  - 
Sáng nay (23/5/2025), Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 cùng tình hình triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2025.
aa
Quang cảnh thảo luận ở tổ đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh
Quang cảnh thảo luận ở tổ đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh

Với thành tựu vượt bậc khi hoàn thành 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, bao gồm 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch, các đại biểu tập trung phân tích các điểm nghẽn trong thể chế pháp luật, giải ngân đầu tư công, và quản lý tài nguyên đất đai, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hướng tới mục tiêu 8% năm 2025.

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế: Đột phá cho tăng trưởng

Đại biểu Dương Khắc Mai cho biết, năm 2024 ghi nhận thành tựu ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09%, năng suất lao động tăng 5,88%, và thu ngân sách nhà nước đạt 2.043,7 nghìn tỷ đồng, vượt 342,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán, tương ứng tăng 20,1%. Ông nhấn mạnh rằng, những kết quả này đạt được nhờ sự đoàn kết và nỗ lực vượt qua các khó khăn, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ khắc nghiệt, đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng công tác hoàn thiện thể chế pháp luật còn nhiều hạn chế, với chất lượng hồ sơ đề nghị xây dựng một số luật chưa đảm bảo yêu cầu, việc sửa đổi cơ chế chính sách còn chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ông chỉ ra rằng tư duy xây dựng pháp luật vẫn thiên về quản lý hơn là kiến tạo phát triển, công tác phân cấp, phân quyền còn vướng mắc, và một số thủ tục hành chính mới ban hành có nguy cơ làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Để tháo gỡ điểm nghẽn, ông đề xuất Quốc hội ban hành các luật theo mô hình một luật sửa nhiều luật hoặc một luật được sửa đổi bởi nhiều luật liên quan, đồng thời sửa đổi văn bản hướng dẫn thi hành đồng bộ để tránh tình trạng chậm ban hành. Ông nhấn mạnh cần thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt nghị quyết ngày 18/5/2025, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, xây dựng pháp luật đi trước một bước với tính dự báo cao, minh bạch, và phân quyền rõ ràng, xóa bỏ cơ chế xin - cho và lợi ích cục bộ.

Đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, cải cách thể chế cần một cơ quan chuyên môn độc lập để rà soát quy định hiện hành theo Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành quy định mới nhằm tránh tăng thủ tục hành chính. Ông cho biết, cải cách thể chế trên thế giới trải qua bốn giai đoạn: tình cờ như Luật Doanh nghiệp năm 2000, đơn lẻ như Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, sáng kiến như đề xuất cắt giảm 150 giấy phép của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và văn hóa khi các bộ ngành tự cải cách mà không cần áp lực từ Thủ tướng hay xã hội.

Ông lưu ý Việt Nam chưa đạt đến giai đoạn văn hóa, do đó cần một cơ quan độc lập với thành phần bao gồm các chuyên gia, nhà tư vấn, và đại diện từ các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc để đảm bảo tính khách quan, thay vì các hội đồng hiện nay với đại diện bộ ngành thường bị chi phối bởi lợi ích cục bộ. Nếu phương án này không khả thi, ông đề xuất giao nhiệm vụ cải cách thể chế cho Bộ Tư pháp với đội ngũ chuyên trách, tránh tình trạng hội đồng chỉ họp và đưa ra kết luận chung chung, không tạo đột phá thực chất.

Đại biểu Trần Anh Tuấn thì cho biết, sức hút đầu tư trong 4 tháng đầu năm 2025 còn yếu, với 89.900 doanh nghiệp đăng ký mới và quay lại hoạt động, tăng 9,9%, nhưng 96.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 12,2%, cho thấy vốn thực sự đưa vào nền kinh tế thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Ông cho rằng, những hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để khắc phục, ông đề xuất thể chế hóa nhanh chóng Nghị quyết 68, tập trung hỗ trợ các ngành chuyển đổi số, công nghệ cao, và sản xuất vi mạch bán dẫn. Ông cũng kiến nghị kết hợp các chính sách tài khóa mở rộng, như giảm thuế và hỗ trợ tín dụng, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước sử dụng sản phẩm nội địa làm đầu vào, tăng liên kết ngang và dọc, từ đó giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và khơi thông nguồn lực cho khu vực tư nhân.

Đại biểu Dương Bình Phú thì cho rằng, quản lý đất đai hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, và đảm bảo an sinh xã hội, nhưng công tác này còn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và công nghiệp hóa. Ông chỉ ra rằng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn phức tạp, chậm trễ, thiếu minh bạch, dễ dẫn đến tiêu cực và tham nhũng, gây cản trở cho doanh nghiệp và quyền lợi người dân.

Ông đánh giá cao những tiến bộ trong cải cách, như Luật Đất đai 2024 tạo khung pháp lý minh bạch, và nhiều địa phương đã số hóa cơ sở dữ liệu đất đai, triển khai phần mềm quản lý để hỗ trợ giải quyết thủ tục. Tuy nhiên, ông lưu ý vẫn còn hạn chế như quy định pháp luật chồng chéo, thiếu đồng bộ, phối hợp giữa các cơ quan yếu, và tình trạng tiêu cực ở một số địa phương.

Ông đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, rà soát các quy định bất cập, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia kết nối các cấp chính quyền, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường giám sát để giảm tham nhũng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp và nông nghiệp, tạo nền tảng bền vững cho kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh đầu tư công và quản lý tài nguyên: Trụ cột cho mục tiêu 8%

Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, đầu tư công là một trong những trụ cột chính để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, với các thành tựu năm 2024 như tổng chiều dài đường cao tốc vượt 2.000 km, nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành, và đường dây 500 kV mạch 3 được xây dựng trong thời gian kỷ lục 6 tháng.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tiến độ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 128,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 15,56% kế hoạch tính đến 30/4/2025, thấp hơn mức 16,64% của cùng kỳ năm 2024, dù giá trị tuyệt đối cao hơn 18 nghìn tỷ đồng. Chỉ 10/47 bộ, cơ quan Trung ương và 36/63 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình, còn giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 21,4%, cao hơn cùng kỳ 19,5%.

Ông đề xuất cần đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân chậm giải ngân, đặc biệt từ thể chế và trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, để đưa ra giải pháp căn cơ, chấm dứt tình trạng tồn tại nhiều năm. Ông nhấn mạnh chủ trương đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, thu hút nguồn lực xã hội, và kiến nghị đầu tư nâng cấp Quốc lộ 28 dài 310,8 km tại tỉnh Lâm Đồng mới, với các đoạn qua Bình Thuận (42,1 km), Lâm Đồng (94,1 km), và Đắk Nông (173,6 km), để kết nối hiệu quả, khai thác tiềm năng khoáng sản, du lịch, và giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang thì cho biết, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 đạt nhiều chuyển biến tích cực khi Chính phủ xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, với việc rà soát cơ chế, chính sách và tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng vẫn còn nhiều dự án đất đai trị giá hàng nghìn tỷ đồng, dù đã có khối lượng công việc nhất định, vẫn án binh bất động sau nhiều năm theo kết luận thanh tra, điều tra, và kiểm toán. Ông nhấn mạnh đây là điểm nghẽn lớn gây lãng phí nguồn lực nghiêm trọng. Để khắc phục, ông đề xuất đẩy nhanh thi hành án đối với các dự án thuộc diện thi hành án, đồng thời yêu cầu các cấp có thẩm quyền tại địa phương xem đây là nhiệm vụ trọng điểm, tổ chức triển khai nhanh chóng với hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tiến độ, tránh kéo dài gây lãng phí thêm, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho đầu tư công và phát triển kinh tế địa phương.

Đại biểu Hoàng Văn Cường thì cho biết, đầu tư đường sắt tốc độ cao đòi hỏi đa dạng hóa nguồn lực, và Luật Đường sắt sửa đổi cần mở khung pháp lý để doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư toa tàu, toa xe, và các dịch vụ vận hành, kết hợp mô hình đầu tư công - tư. Ông nhấn mạnh rằng đường sắt không chỉ cần vốn xây dựng mà còn tạo nguồn lực từ khai thác nhà ga, khu depot, và các vùng lân cận để tái đầu tư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế lan tỏa qua thương mại và bất động sản.

Ông đề xuất quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và nội địa hóa công nghiệp đường sắt để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia. Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng, các dự án đường sắt trọng điểm quốc gia phải tuân thủ quy chuẩn của Nhà nước, đảm bảo phục vụ an ninh quốc phòng và mục tiêu kinh tế, với quyền trưng dụng trong tình huống cấp bách như cứu nạn, cứu hộ hoặc chiến tranh. Ông nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước để các công trình này không trở thành tài sản riêng của tư nhân, mà là tài sản công phục vụ lợi ích quốc gia, từ đó hỗ trợ đầu tư công hiệu quả và bền vững.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Đà phục hồi lan tỏa, hướng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Đà phục hồi lan tỏa, hướng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dù có những biến động lớn từ kinh tế toàn cầu, bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đang dần định hình với những gam màu tươi sáng hơn. Sự ổn định, tích cực trong nhiều lĩnh vực cho thấy đà phục hồi ngày càng rõ nét, song những thách thức phía trước vẫn đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn.
Chủ tịch nước ký Quyết định tặng quà cho người có công nhân dịp 27/7

Chủ tịch nước ký Quyết định tặng quà cho người có công nhân dịp 27/7

Ngày 13/6, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 1000/QĐ-CTN về việc tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025).
Thủ tướng yêu cầu triển khai phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

Thủ tướng yêu cầu triển khai phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.