Cạn nước, ngành điện cầu cứu than và khí
Ngành điện tử đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng Ngành điện gió có thể đạt công suất 680 GW vào năm 2027 |
Áp lực thiếu điện ngày càng lớn
Theo các cơ quan khí tượng thủy văn, trong 11/47 hồ thủy điện lớn trong tháng 5 đã về mực nước chết hoặc gần mực nước chết. Trong khi đó, 21/47 hồ thủy điện khác có dung tích nước còn lại dưới 20% và 16/47 hồ có mực nước thấp hơn mực nước tối thiểu của quy trình vận hành liên hồ chứa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nguy cơ thiếu hụt nguồn nước sẽ tiếp diễn đến cuối mùa cạn năm 2023. Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Trung bộ được dự báo thấp hơn từ 15-35%; khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ thấp hơn từ 15-40%; khu vực Tây Nguyên thấp hơn từ 10-25% so với bình quân nhiều năm trước.
Trong khi đó, EVN đánh giá, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào các tháng nắng nóng của quý III năm nay. Vì thế, nguy cơ thiếu điện cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh đang hiện hữu. EVN, dự báo, trường hợp nếu các tình huống cực đoan xảy ra và mực nước các hồ thủy điện tiếp tục giảm sâu thì khu vực phía Bắc sẽ có nguy cơ thiếu khoảng 1.600-4.900 MW điện trong các tháng 5 và 6, vì đến hiện tại 12/12 hồ thủy điện lớn ở phía Bắc đều có tần suất nước kém nhất trong 100 năm qua.
![]() |
Ở cấp độ quốc gia, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với các bộ ngành, nhằm bàn các giải pháp đảm bảo không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong ngắn hạn.
Tại cuộc họp này Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương, EVN và các đơn vị liên quan kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho sản xuất kinh doanh. Theo đó, các đơn vị như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc cần tập trung mọi nguồn lực, cung cấp đầy đủ than cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong nước. Các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu triển khai các biện pháp như vay, mượn, mua lại, ứng trước… than của các nhà máy khác. Ngoài ra, khai thác tối đa nguồn thủy điện cho đến thời điểm phù hợp.
Chính phủ cũng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) bảo đảm cung cấp khí, dầu cho các nhà máy nhiệt điện chạy khí và dầu; Tiến hành đàm phán theo giá tạm tính với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng và có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia.
Đề xuất trả chậm và nhường nguyên liệu
Theo EVN, từ cuối năm 2022 đến nay, tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của tập đoàn này cũng như các đơn vị thành viên gặp nhiều khó khăn, giá nhiên liệu tăng đột biến khiến hoạt động sản xuất điện bị thua lỗ. Điều này đã làm thiếu hụt dòng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp nhiên liệu, đơn vị bán điện. Trong bối cảnh, Chính phủ chỉ đạo “bằng mọi giá” không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh, EVN mong muốn TKV và Tổng công ty Đông Bắc xem xét giãn thời hạn thanh toán tiền than để tạo điều kiện cho tập đoàn này tập trung nguồn lực cung ứng điện trong các tháng cao điểm.
Song song đó, EVN cũng đề nghị PVN và Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 tạo điều kiện “cho vay than” để vận hành các nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng. EVN còn đề xuất Bộ Công thương và PVN xem xét cho phép Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu khí Việt Nam và CTCP phân bón dầu khí Cà Mau dừng toàn bộ nhà máy Đạm và nhà máy Đạm Phú Mỹ để dành khí cho EVN sản xuất điện đến hết tháng 5/2023.
Bởi hiện nay nguồn khí ở khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm rất mạnh. Tại Đông Nam bộ chỉ còn 13,5-14 triệu m3/ngày. Trong khi nhu cầu khí để vận hành tối đa của các nhà máy tuabin khí khu vực này là trên 21 triệu m3/ngày. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, lượng khí cấp cho sản xuất điện chỉ đạt 4 triệu m3/ngày, trong khi nhu cầu khí để vận hành các nhà máy tuabin khí Cà Mau khoảng 6 triệu m3/ngày.
Theo các chuyên gia, việc EVN đề xuất giãn nợ tiền mua than, phía các nhà cung cấp của EVN có thể nghiên cứu, xem xét hỗ trợ. Tuy nhiên, việc đề xuất ngừng các nhà máy phân bón phía Nam để dành khí cho EVN sản xuất điện chỉ là ý chí chủ quan của ngành điện. Do hiện nay trong ngành phân bón cũng đang chuẩn bị vào vụ. Trong khoảng vài tháng nữa bắt đầu có mưa là nhu cầu phân bón cho cà phê, hồ tiêu, sầu riêng… rất lớn. Chưa kể các nhà máy phân bón đang sản xuất hàng nghìn tấn mỗi ngày, việc tạm ngưng là rất khó khăn. Các doanh nghiệp phân bón cũng là công ty đại chúng không thể nói giảm công suất, ngưng sản xuất là thực hiện được ngay.
Thay vì cầu cứu hỗ trợ từ việc trả chậm và dành nguyên liệu sản xuất, nhiều chuyên gia cho rằng EVN nên thúc đẩy nhanh hơn việc đàm phán với các đối tác để nhập khẩu điện từ Lào. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc đàm phán với các chủ đầu tư nguồn điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) để nhanh chóng cho phép các dự án điện đã hoàn thành đấu nối vào lưới điện quốc gia để tận dụng nguồn năng lượng tái tạo quý giá trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng.
Các tin khác

Hoàn thiện khung pháp lý mới cho khoa học, công nghệ

Dự thảo luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tạo đột phá trong tự chủ và minh bạch

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt xanh vào năm 2035

Hà Nội vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế

Chấn chỉnh kinh doanh đa cấp: hướng tới quản lý chặt chẽ và bền vững

Động lực mới cho Hải Phòng từ cơ chế, chính sách đặc thù

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4

Hà Nội đặt ra 6 tiên phong để tăng trưởng kinh tế hai con số

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

Trung tâm tài chính quốc tế: “Không thành công vì được công bố, mà vì được lựa chọn”

Trung tâm tài chính quốc tế là cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam

Xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
