Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chia sẻ gánh nặng, trợ lực cho khách hàng

Thi Nhân
Thi Nhân  - 
Với sứ mệnh vì tam nông, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc luôn đầu tư tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân và các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.
aa
chia se ganh nang tro luc cho khach hang Agribank dành mọi nguồn lực hỗ trợ khách hàng

Khẳng định vai trò chủ lực

Ông Trần Đức Long - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, 2021 là một năm đặc biệt khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đều bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, tình hình kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm, Chi nhánh cũng xây dựng nhiều giải pháp và kịch bản điều hành quyết liệt, cũng như chủ động, tích cực đồng hành với doanh nghiệp và khách hàng nên hoạt động kinh doanh năm 2021 đạt kết quả khá toàn diện. Tính đến ngày 31/12/2021, toàn Chi nhánh huy động đạt 10.600 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động này chủ yếu nằm trong dân cư trên địa bàn nên khá ổn định. Về đầu tư tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong năm qua, chúng tôi đã đầu tư 12.053 tỷ đồng, tăng trưởng so với đầu năm là 2.400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 24,8%.

Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nghiêm trọng, nhưng chi nhánh đã sớm có những giải pháp kinh doanh phù hợp, thích ứng với điều kiện dịch bệnh. Cụ thể, ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo cán bộ tranh thủ tối đa cơ hội, tìm kiếm khách hàng, những dự án kinh doanh tốt để đầu tư nên Chi nhánh vẫn đạt tăng trưởng tín dụng tích cực. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, nợ xấu được kiểm soát tốt với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,85%. Đây cũng là tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép và chúng tôi cũng rất tin tưởng quản trị nợ xấu một cách an toàn. Ngoài ra các chỉ tiêu kinh doanh khác Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc cũng hoàn thành vượt mức Agribank giao.

chia se ganh nang tro luc cho khach hang

Trong hoạt động tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng tập trung đầu tư cho vay nông nghiệp nông thôn với tỷ lệ dư nợ trong lĩnh vực này lên tới 74% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Đây vừa là định hướng kinh doanh, đồng thời cũng là nhiệm vụ chính trị gắn với sứ mệnh tam nông của Agribank. Đối với cho vay nông nghiệp nông thôn, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cũng chủ động trong tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm những phương án hiệu quả để đầu tư vốn, đặc biệt những phương án, dự án sản xuất, kinh doanh liên quan đến Nghị định 55 nay là Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. “Mới đây, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề án phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội, đồng thời cũng là trách nhiệm của Agribank trong đầu tư tín dụng. Với cho vay theo Nghị định 116, Chi nhánh đã đầu tư 5.600 tỷ đồng trong đó Chương trình OCOP đầu tư cho vay phát triển 15 sản phẩm với hạn mức đầu tư năm 2021 là 18 tỷ đồng, đến cuối năm 2021 dự nợ còn 12 tỷ đồng”, ông Trần Đức Long cho biết thêm.

Anh Nguyễn Đắc Thành, xã Xuân Hòa (Lập Thạch) chia sẻ, nhờ nguồn vốn của Agribank, gia đình có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, năm 2020 tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của Agribank Vĩnh Phúc gia đình đã mở rộng thêm 7 ha trồng cây thanh long theo hướng sản xuất hữu cơ, công nghiệp. Với quy mô sản xuất 11 ha thanh long ruột đỏ, hàng năm đem lại lợi nhuận cho gia đình từ 1 - 1,5 tỷ đồng. Anh Thành cho biết thêm, vừa qua, có khá nhiều ngân hàng đến mời chào, tiếp thị vay vốn nhưng gia đình luôn tin tưởng và gắn bó với Agribank Vĩnh Phúc, bởi ngoài việc giải quyết thủ tục nhanh gọn, lãi suất cạnh tranh, người vay vốn còn cảm nhận được sự gần gũi, thân tình trong giao dịch, phục vụ… Gia đình còn được cán bộ tín dụng của ngân hàng tư vấn, giúp đỡ trong quá trình sử dụng đồng vốn, đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả.

Chia sẻ khó khăn trong đại dịch Covid-19

Thấu hiểu những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 trong năm qua. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và đặc biệt dưới sự chỉ đạo của NHNN và Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Cụ thể, Chi nhánh đã rà soát cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Đến hết năm 2021, chi nhánh cơ cấu nợ cho khoảng gần 200 khách hàng với dư nợ 200 tỷ đồng giúp khách hàng giảm được sức ép trả nợ, đồng thời vẫn duy trì được sản xuất. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã giảm lãi suất đồng loạt cho khách hàng theo chủ trương của Agribank. Tính cả năm 2021 đã giảm lãi cho khoảng 21.000 khách hàng đang vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền lãi suất thực giảm là trên 41,2 tỷ đồng. Đây là một trong những chủ trương, biện pháp rất chủ động, kịp thời của Agribank trong việc hỗ trợ khách hàng, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của Agribank trong khôi phục phát triển kinh tế sau đại dịch.

Song song với đó, chi nhánh cũng tiến hành rà soát, thực hiện xét miễn giảm lãi cho những khách hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn với những lý do khác theo cơ chế, chính sách chung của Agribank. Số tiền miễn giảm cho đối tượng này trong năm 2021 là 15,3 tỷ đồng. Tính chung năm 2021, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã miễn giảm thực cho khách hàng 56,5 tỷ đồng. Số tiền miễn giảm trên khá lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hỗ trợ được khách hàng trên diện rộng trong bối cảnh vô cùng khó khăn của kinh tế năm qua. Đối với khách hàng vay mới, cũng đã áp dụng hạ lãi suất so với thông thường từ 2,5%, tức là lãi suất hạ xuống còn khoảng 4,5% trong ngắn hạn và 6% đối với khoản vay trung dài hạn. Đây cũng là cơ hội để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của Agribank Vĩnh Phúc trong giai đoạn các chuỗi cung ứng đứt gãy do những điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn.

Trên nền tảng kết quả đạt được, ông Long cho biết, năm 2022 Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng kế hoạch kinh doanh và trình trụ sở chính phê duyệt. Chi nhánh dự kiến kế hoạch huy động nguồn vốn tại địa phương sẽ tăng trưởng khoảng 9-10%. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục mở rộng nguồn vốn phát triển kinh tế; dư nợ dự kiến tăng trưởng 10-12%. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đang từng bước đẩy mạnh triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến với đông đảo khách hàng, đặc biệt là khách hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm thông qua hệ thống máy ATM có chức năng gửi tiền tiết kiệm đến các chi nhánh trên phạm vi toàn tỉnh; triển khai các dịch vụ mở tài khoản trực tuyến thông qua ứng dụng Agribank E-mobile banking; phát triển dịch vụ thẻ, thẻ thấu chi và rất nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.

Thi Nhân

Tin liên quan

Tin khác

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.
Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai. Việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp. Thấu hiểu được điều này, các ngân hàng đang rốt ráo triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà, trong đó có chương trình tín dụng dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch, việc nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội (CSXH), đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nhiều địa phương.
NHNN Chi nhánh Khu vực 10: Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng

NHNN Chi nhánh Khu vực 10: Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng

Sáng 30/5/2025, tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 10 đã tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025. Đây là dịp để đơn vị tổng kết, đánh giá, đúc kết bài học kinh nghiệm trong các phong trào thi đua, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu trên các mặt công tác trong giai đoạn 2020-2025...
Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn tín dụng cho kinh tế tư nhân

Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn tín dụng cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây là động lực để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, minh bạch tài chính và chuẩn hóa hệ thống kế toán - kiểm toán. Những nội dung này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, mà còn là “chìa khóa” mở cánh cửa tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Hà Tĩnh: Phát huy vai trò của tổ tiết kiệm và vay vốn

Hà Tĩnh: Phát huy vai trò của tổ tiết kiệm và vay vốn

Thông qua mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, từ đó đầu tư sản xuất, tạo sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập và vươn lên thoát nghèo.