Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP quý IV từ 7,5-8%
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, chỉ ra các kết quả nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng đầu năm. Theo đó trong 9 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng cao hơn so với kịch bản đã đề ra.
Cụ thể: GDP quý I tăng 5,66%; quý II tăng 6,93%; quý III tăng 7,4%; tính chung 9 tháng tăng 6,82%. Cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng tốt. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Cơ bản thống nhất với các báo cáo, ý kiến, Thủ tướng trong phát biểu kết luận đã đánh giá khái quát, tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với các kết quả cụ thể mà các báo cáo, ý kiến đã chỉ ra.
Nhân đây, Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước; sự nỗ lực, chia sẻ khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương, nhất là Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3; các tỉnh đạt tăng trưởng GRDP trên 10% như Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Khánh Hòa…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp hơn cùng kỳ, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn; những khó khăn, vướng mắc trên thị trường bất động sản vẫn còn chậm được giải quyết; nợ xấu có xu hướng tăng; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 140 nghìn tỷ có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; công tác xây dựng pháp luật có nơi chưa được quan tâm đúng mức; đời sống một bộ phận người dân khó khăn…
Về nguyên nhân tồn tại, hạn chế, Thủ tướng chỉ ra một số bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, tích cực, một số vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ, một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, việc nắm tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách một số trường hợp còn lúng túng…
Phân tích tình hình trong và ngoài nước thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta xác định có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát sao tình hình quốc tế và trong nước để có những phản ứng chính sách kịp thời và hiệu quả. Tinh thần quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình và hành động quyết liệt được nhấn mạnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.
![]() |
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu trước hết tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh; triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3.
Cùng với đó tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV từ 7,5-8%, đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng trên 7%.
Chính phủ yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; không điều hành "giật cục". NHNN giữ ổn định tỷ giá, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng tín dụng cả năm khoảng 15%; kiểm soát rủi ro nợ xấu.
Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển; triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí; phấn đấu tăng thu cả năm vượt ít nhất 10% dự toán; khai thác hiệu quả dư địa chính sách tài khoá; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%, thúc đẩy mạnh mẽ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương ngay sau phiên họp. Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng.
Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao (như chip bán dẫn, AI, điện toán đám mây…). Yêu cầu các cơ quan sớm trình ban hành nghị định về quỹ hỗ trợ đầu tư. Cùng với đó, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng cũng nêu rõ, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần chú ý lắng nghe các ý kiến, khuyến nghị của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, các, tiếp thu cầu thị, có giải pháp, nhiệm vụ kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Các tin khác

Các bước đi khẩn trương trong ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên: Thách thức nhưng không lùi bước

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

GDP quý I/2025 ước tính tăng 6,93%

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Đến năm 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan

Thích ứng và hợp tác để vượt qua cơn bão thuế quan

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Cách tính thuế quan của Mỹ cao hơn nhiều so với dữ liệu của WTO

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 7,7% trong quý I

Hoạt động M&A, IPO giảm mạnh vì nỗi lo suy thoái và thương chiến

Bù đắp ảnh hưởng từ thuế quan bằng động lực tăng trưởng mới

Kích cầu tiêu dùng trong nước, củng cố sức mạnh nội tại của nền kinh tế

Các nền kinh tế mới nổi cần chuẩn bị ứng phó với thuế quan
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
