Chính sách tài khóa “kích hoạt” sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng: Giải pháp căn cơ, toàn diện, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị tháo gỡ rào cản trong sản xuất, kinh doanh |
Thực hiện “mục tiêu kép”
Đáng chú ý, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Tài chính vừa điều hành đảm bảo thu - chi NSNN, vừa xây dựng, ban hành, thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.
Trong đó phải kể đến chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (đã áp dụng năm 2023) cho cả năm 2024, ước tính khoảng 49 nghìn tỷ đồng; giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 42,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024, với quy mô dự kiến khoảng 84 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, với quy mô dự kiến khoảng 8,56 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí, lệ phí từ 10% đến 50% nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến (có hiệu lực từ 01/12/2023 và áp dụng đến hết năm 2025) khoảng 100 tỷ đồng/năm; giảm 36 loại phí, lệ phí, áp dụng khoảng 700 tỷ đồng. Kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 47,3 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá về những giải pháp, chính sách trên, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng, nguyên Trưởng Khoa Tài chính công (Học viện Tài chính) cho rằng, các chính sách gia hạn thuế và tiền thuê đất tiếp tục được ban hành giúp người dân, doanh nghiệp phần nào vượt qua khó khăn về dòng tiền do tạm thời chưa phải nộp thuế, từ đó gia tăng quy mô vốn để đầu tư, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với người dân, việc gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân tạo điều kiện cho người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và sản xuất, tăng quy mô tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, góp phần tăng tổng cầu. Đây chính là điều kiện cho người tiêu dùng có thể sử dụng, tiêu thụ hàng hóa hóa nhiều hơn. Trên cơ sở đó kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn khi cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng trong nước là một trong 3 động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Thu chi ngân sách vẫn được đảm bảo trong bối cảnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế |
Tăng cường phối hợp tài khóa – tiền tệ
Để chính sách tài khóa tiếp tục phát huy hiệu quả hơn trong thời gian tới hỗ trợ doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị toàn Ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hợp lý để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường quản lý thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài...; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế kiểm tra, đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thị trường tài chính phát triển minh bạch, hiệu quả, thu hút các nguồn lực cho phát triển.
Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng cho rằng, chính sách tài khóa trước hết cần phối hợp với chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách tài khóa, bởi vì đây là “bộ đôi” cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm phát huy hiệu quả của cả 2 chính sách, tránh tác động tiêu cực triệt tiêu hiệu quả của nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chính sách tài khóa vẫn sẽ là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Cùng với đó, thực hiện cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, tinh giảm biên chế để tiết kiệm chi; cải cách tiền lương để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, viên chức nhà nước, có mức lương hợp lý để giữ chân những người có trình độ năng lực trong bộ máy công quyền, các đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; giữ các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu; thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân hiệu quả…