Chuyển đổi cây trồng để giảm tổn thất
Thiệt hại nặng do biến đổi khí hậu
Hiện sản xuất nông nghiệp của Gia Lai được cơ cấu theo hướng đa dạng. Với nhiều nỗ lực của chính quyền và nông dân, hàng ngàn hecta cây trồng kém hiệu quả, rủi ro cao như mía, hồ tiêu được chuyển đổi sang trồng rau, hoa và cây ăn quả; hàng ngàn hecta đất lúa kém hiệu quả cũng được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Địa phương đã từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn trên các loại cây trồng như cà phê, cao su, cây ăn quả, lúa, các loại hoa màu...
Thực tế, trong năm 2019, các loại dịch bệnh đã lây lan và bùng phát trên nhiều loại cây trồng, từ hồ tiêu với các bệnh chết nhanh chết chậm, nhiễm tuyến trùng rễ đến bệnh trên cây mía, cây sắn. Cùng với diện tích hồ tiêu bị thiệt hại, Gia Lai còn có hơn 10.000ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút, ngô bị sâu keo mùa thu gây hại. Cùng với đó, hàng chục ngàn hecta cây trồng tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh như Đăk Bơ, K’Bang, Phú Thiện, Krông Pa, thị xã An Khê… bị ảnh hưởng của hạn hán, thiệt hại khoảng 1.696,7 tỷ đồng; ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người nông dân.
![]() |
Nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Gia Lai |
Chỉ tính riêng huyện Krông Pa đã có gần 2.103ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút. Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, dịch bệnh trên các loại cây trồng và hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng ngàn nông hộ, ngành nông nghiệp địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Có hơn 3.000ha cây trồng bị giảm 30-70% năng suất do không đủ nước tưới.
Các giải pháp phát huy tác dụng
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và hạn hán, chính quyền tỉnh Gia Lai đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ người nông dân khống chế dịch bệnh lây lan và khuyến khích chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó là triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó, tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp Gia Lai hiện thực hóa các giải pháp và đang mang lại hiệu quả tích cực cho người nông dân. Đến nay, Gia Lai đang phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị. Hiện tỉnh có 165 cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 8.840ha của 3.607 nông hộ và 8 DN tham gia; có 192 hợp tác xã nông nghiệp; 21 dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; 12.000ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C; 1.200ha rau, cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đặc biệt, nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả đã được người nông dân chuyển đổi thành công sang các mô hình trồng rau, hoa và cây ăn quả. Những năm qua, các mô hình này đóng vai trò tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, là nhóm cây trồng giàu tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ trong nước và thế giới ngày càng tăng chính là cơ hội và triển vọng cho nông sản của Gia Lai mở rộng thị trường.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, mục tiêu chung của ngành nông nghiệp địa phương là phát huy lợi thế để phát triển sản xuất bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh về tư duy, phương thức tổ chức sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic.
Để tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; Tỉnh ủy Gia Lai cũng ban hành nghị quyết về bảo tồn và phát triển cây dược liệu, nghị quyết phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả.
Song thực tế, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của địa phương hiện vẫn còn chậm. Công tác thu hoạch, bảo quản, chế biến chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tỷ lệ thất thoát, tổn thất sau thu hoạch lớn; Việc xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với không ít sản phẩm nông nghiệp còn bất cập. Chính điều này làm hạn chế về sức tiêu thụ các sản phẩm của Gia Lai trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Vậy nên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc tổ chức chuyển đổi cây trồng theo hướng bền vững, chính quyền địa phương cần có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản có thế mạnh. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp…
Các tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
