Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tốc

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Ngày 15/4, tại Hà Nội, sự kiện Chuỗi đổi mới tài chính thế giới Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là lần thứ 2 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TradePass (Ấn Độ) tổ chức sự kiện này với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành tài chính - ngân hàng cũng như khuyến khích hợp tác, tạo ra một hệ sinh thái Fintech chặt chẽ, hiệu quả và bền vững tại Việt nam.
aa
"Lợi ích kép" cho vay qua kênh số Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 sắp trở lại

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và NHNN đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, hầu hết các ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số và phát triển dịch vụ ứng dụng trên internet và điện thoại di động. Đến tháng 11/2023, cả nước có trên 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 52 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động; 51 tổ chức trung gian thanh toán được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên thị trường.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tốc
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Thống kê cho thấy, so với năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 49,95% về số lượng; giao dịch qua kênh Internet tăng 56,60% về số lượng và tăng 5,80% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng 61,14% về số lượng và tăng 11,65% về giá trị, qua phương thức QR code tăng 171,68% về số lượng và tăng 74,16% về giá trị, qua POS tăng 18,77% về số lượng và tăng 20,64% về giá trị...

Các ngân hàng cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mới, ngân hàng lõi để phục vụ chuyển đổi số và ứng dụng vào hoạt động như: Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ sinh trắc học, nhận diện giọng nói, khuôn mặt, vân tay, mống mắt…

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, đối với lĩnh vực Fintech, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 48 tổ chức không phải là ngân hàng, trong đó có hơn 40 đơn vị cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Theo số liệu thống kê của NHNN, số lượng công ty Fintech đã tăng lên 4 lần, từ 39 công ty vào cuối năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021. Trong số các công ty Fintech tại Việt Nam, có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp.

Theo đánh giá của Tập đoàn Robocash (năm 2022), thị trường Fintech Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực, sau Singapore, dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào năm 2024 với mức độ cạnh tranh cao.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tốc
Toàn cảnh sự kiện

“Trong thời gian tới, quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tốc. Xu hướng ngân hàng hợp tác với Regtech, Suptech, Proptech cũng bắt đầu được triển khai tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau”, ông Hùng nhận định.

Tại hội nghị, ông Praveen Venu - Giám đốc Kinh doanh Công ty Tradepass, Nhà tổ chức chuỗi Sự kiện Đổi mới Tài chính Thế giới 2024 Việt Nam cho biết, Tradepass mang đến sự kiện lần này nhiều chủ đề mới xoay quanh sự phát triển và sức hấp dẫn ngày càng lớn của thị trường tài chính châu Á. Tại khu vực Đông Nam Á, công ty đã nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu cấp bách đối với từng quốc gia.

Theo ông Praveen Venu, tại Việt Nam, dựa trên các cuộc khảo sát mà Tradepass đã thực hiện trên thị trường, có thể thấy nhu cầu về bảo mật thông tin và an ning mạng ngày càng cao. Vì vậy, Tradepass đang lên kế hoạch cho một dự án đầu tư tại Việt Nam liên quan đến tăng cường an ninh mạng.

Sự kiện Chuỗi đổi mới tài chính thế giới WFIS 2024 với chương trình nghị sự được xây dựng đặc biệt để đưa ra những chủ đề cấp bách nhất trong ngành về chuyển đổi số, là cơ hội để các nhà lãnh đạo, chuyên gia, giám đốc công nghệ và kinh doanh từ các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm & tài chính vi mô hàng đầu trong khu vực cùng chia sẻ, cập nhật các thông tin liên quan đến ngành tài chính ngân hàng. Đồng thời, kết nối thành công các nhà phát triển công nghệ, các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh toàn cầu…

Bên cạnh đó, sự kiện cũng mang đến tiếng nói của những chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm về tham vấn, phản biện chính sách, các chuyên gia về đào tạo năng lực tài chính, về bảo mật dữ liệu, đám mây và các nghiệp vụ tài chính ngân hàng nói chung…

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Kantar BrandZ - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, mới đây đã công bố danh sách 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024. Trong danh sách, Việt Nam có 01 đại diện duy nhất góp mặt là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với vị trí thứ 20, thương hiệu Vietcombank được định giá 2.105 triệu USD, tăng 18% so với năm 2023.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trở thành một yếu tố quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm cung cấp giải pháp cấp Chứng thư số và Ký số trực tuyến thông qua Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID do Bộ Công an quản lý.
Dịp hè, ngân hàng tung nhiều ưu đãi cho giao dịch không tiền mặt

Dịp hè, ngân hàng tung nhiều ưu đãi cho giao dịch không tiền mặt

Mùa hè, mùa của những chuyến “dịch chuyển”, cũng là mùa của mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Nhằm giúp khách hàng chi tiêu tiết kiệm và gia tăng trải nghiệm mới, Nam A Bank vừa tung hàng loạt ưu đãi dành cho giao dịch không tiền mặt.
“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

Từ miền cát trắng ven biển lên đến vùng cao nguyên lộng gió ở miền Trung - Tây Nguyên, thông qua chiếc điện thoại thông minh, những đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang đến gần hơn với người dân. Hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ ấy, không chỉ thay đổi cách ngân hàng phục vụ khách hàng, mà còn mở ra cánh cửa mới để người nghèo và các đối tượng chính sách khác “bắt tay” với công nghệ, tự tin hoạch định tương lai cho chính bản thân mình…
Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, hiện cơ quan này đang phối hợp với C06, Bộ Công an xây dựng kho dữ liệu về tài khoản nghi ngờ gian lận. Điều này giúp các ngân hàng có thể theo dõi và giám sát các hành vi gian lận trong hệ thống.
Chuyển đổi số: “Hệ điều hành mới” trong thời kỳ mới

Chuyển đổi số: “Hệ điều hành mới” trong thời kỳ mới

Khu vực doanh nghiệp tư nhân - một động lực then chốt của tăng trưởng đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi số để không bị tụt hậu. Nếu được hoạch định đúng đắn, chuyển đổi số sẽ đóng vai trò như một “hệ điều hành mới” cho tăng trưởng, sáng tạo và hội nhập.
Thanh toán số, lan tỏa kinh tế số

Thanh toán số, lan tỏa kinh tế số

Với vai trò trung tâm trong phát triển hạ tầng tài chính - công nghệ, ngành Ngân hàng cùng các tổ chức trung gian thanh toán đang tạo dựng nền móng vững chắc cho thanh toán số, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch toàn diện sang nền kinh tế số tại Việt Nam.
Ngừng giao dịch thẻ từ từ ngày 1/7: Hướng dẫn chuyển đổi an toàn

Ngừng giao dịch thẻ từ từ ngày 1/7: Hướng dẫn chuyển đổi an toàn

Từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ là loại có dải băng đen phía sau - sẽ chính thức bị ngừng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đây là bước chuyển đổi quan trọng được Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 18/2024/TT-NHNN và Công văn 1099/NHNN-TT, nhằm nâng cao bảo mật trong thanh toán và thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt.
[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Sau sáu năm triển khai chương trình, hoạt động thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng hết sức ấn tượng.