Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chuyển thẩm quyền duyệt các khoản cho vay đặc biệt về Ngân hàng Nhà nước

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Trong phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu đã thể hiện sự đồng thuận cao với các nội dung mang tính đột phá, từ việc phân cấp thẩm quyền quyết định khoản vay đặc biệt sang NHNN đến luật hóa các quy định từ Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu.
aa
Các thế hệ cán bộ ngân hàng tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của Ngành Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế
Chuyển thẩm quyền duyệt các khoản cho vay đặc biệt về Ngân hàng Nhà nước

Những ý kiến đóng góp không chỉ làm rõ các vấn đề kỹ thuật lập pháp mà còn đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi, minh bạch và hiệu quả khi luật được triển khai, góp phần củng cố an ninh tài chính quốc gia và bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tín dụng cũng như người gửi tiền.

Hoàn thiện cơ chế khoản vay đặc biệt

Một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo là chuyển thẩm quyền quyết định các khoản vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, bao gồm cả trường hợp không có tài sản bảo đảm, từ Thủ tướng Chính phủ sang NHNN.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định, chính sách này đặc biệt quan trọng khi xét đến quy mô các khoản vay đặc biệt, với tổng giá trị khoảng 67.600 tỷ đồng hỗ trợ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt từ ngày 11/10/2012 đến ngày 23/2/2025. Bà Yến nhấn mạnh rằng quy định lãi suất 0%/năm cần được quản lý thống nhất và minh bạch để tránh rủi ro và đạt hiệu quả tối ưu. Để tăng tính khả thi, bà đề nghị cơ chế vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm chỉ nên áp dụng cho các tổ chức tín dụng đối mặt nguy cơ đổ vỡ, đồng thời cần kèm theo đánh giá tác động, phương án phục hồi và sự giám sát chặt chẽ từ NHNN.

Ở một góc nhìn khác, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đánh giá cao việc phân cấp cho NHNN, nhấn mạnh rằng quy định này giúp hỗ trợ thanh khoản nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nền kinh tế. Bà Hương lưu ý, rủi ro thanh khoản không chỉ xảy ra với các ngân hàng nhỏ mà ngay cả những ngân hàng lớn, có quản trị tốt, cũng có thể gặp phải do yếu tố khách quan. Do đó, việc phân cấp sẽ tạo điều kiện để NHNN can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng.

Cùng quan điểm, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đồng tình với việc chuyển thẩm quyền và xem đây là một bước tiến trong tinh thần phân cấp. Tuy nhiên, ông đề nghị thiết kế lại quy định tại khoản 1 Điều 193 để làm rõ phạm vi và thẩm quyền của NHNN, qua đó đảm bảo tính minh bạch và dễ áp dụng. Ông An ví khoản vay đặc biệt như một biện pháp cấp oxy để cứu tổ chức tín dụng khỏi nguy cơ đổ vỡ, nhưng cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế; chẳng hạn như cách Mỹ xử lý khủng hoảng ngân hàng trong 48 giờ, để hoàn thiện quy định.

Lý giải thêm về tính cần thiết của khoản vay đặc biệt, đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn Quảng Ninh) cho rằng, các tổ chức tín dụng cần vay đặc biệt thường gặp khó khăn về tài sản bảo đảm và có tình hình tài chính phức tạp, đòi hỏi thời gian hỗ trợ kéo dài mà không có khả năng trả lãi. Vì vậy, ông khẳng định, biện pháp này không chỉ giúp các tổ chức tín dụng sớm ổn định, quay lại hoạt động bình thường mà còn bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng:
Chuyển thẩm quyền duyệt các khoản cho vay đặc biệt về Ngân hàng Nhà nước

Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Với mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, dự thảo tập trung luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu từ Nghị quyết 42/2017/QH14 và điều chỉnh thẩm quyền quyết định khoản vay đặc biệt, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế bền vững.

Việc luật hóa các quy định từ Nghị quyết 42/2017/QH14 là cấp thiết để tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định cho xử lý nợ xấu, qua đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và người dân. Nghị quyết 42, sau gần bảy năm thí điểm từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2023, đã chứng minh hiệu quả khi giảm tỷ lệ nợ xấu và cải thiện chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, khi nghị quyết hết hiệu lực, các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn và giảm lãi suất cho vay. Dự thảo luật đề xuất luật hóa ba nội dung chính từ Nghị quyết 42, bao gồm quyền thu giữ tài sản bảo đảm, kê biên tài sản bảo đảm và hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng hoặc tang vật, nhằm khắc phục những vướng mắc này…

Dự thảo đề xuất sửa đổi khoản 1 Điều 193, chuyển thẩm quyền quyết định khoản vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, bao gồm cả trường hợp không có tài sản bảo đảm, từ Thủ tướng Chính phủ sang NHNN. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng diễn biến nhanh và quy mô lớn, như trường hợp rút tiền hàng loạt tại Silicon Valley Bank năm 2023, việc phân cấp cho NHNN giúp quyết định hỗ trợ thanh khoản được thực hiện kịp thời, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng.

Tăng cường minh bạch trong thu giữ tài sản và xử lý nợ xấu

Về các quy định liên quan đến thu giữ tài sản bảo đảm, quy định tại Điều 198a và việc luật hóa các nội dung từ Nghị quyết 42/2017/QH14 đã nhận được nhiều ý kiến tích cực. Đại biểu Nguyễn Thị Yến cho rằng, quy định cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức xử lý nợ thu giữ tài sản bảo đảm nếu có thỏa thuận trong hợp đồng là phù hợp. Tuy nhiên, bà Yến đề nghị bổ sung trách nhiệm pháp lý và vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là Ủy ban nhân dân và công an cấp xã, để hỗ trợ quá trình thu giữ. Cụ thể hơn, bà đề xuất thêm quy định vào Điều 198a: trong trường hợp phát sinh tình huống mất an ninh hoặc phản ứng từ bên bảo đảm, tổ chức tín dụng phải gửi văn bản đề nghị chính quyền địa phương phối hợp lập biên bản chứng kiến, qua đó đảm bảo việc thu giữ được thực hiện công khai và đúng pháp luật.

Đồng tình với quy định tại Điều 198a, đại biểu Vương Thị Hương lưu ý cụm từ “trái đạo đức xã hội” trong khoản 6 chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi do pháp luật không định nghĩa cụ thể. Vì vậy, bà đề nghị bỏ cụm từ này hoặc ban hành hướng dẫn chi tiết để tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện, tránh rủi ro pháp lý. Ngoài ra, bà Hương cũng đề xuất bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính, nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng.

Về vai trò của chính quyền địa phương, đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh, cần làm rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và công an cấp xã, bao gồm tiêu chí phối hợp và cách thức lập biên bản, để tránh khó khăn trong triển khai. Theo ông An, việc bổ sung quy định chi tiết về cách thức đảm bảo an ninh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ.

Trong khi đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, đoàn Quảng Ninh, Nghị quyết 42 chưa giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu. Khi Nghị quyết hết hiệu lực, các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn vì không có quyền thu hồi tài sản khi bên giữ tài sản bảo đảm không bàn giao, dẫn đến xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết của các bên trong việc cho vay và thu hồi nợ, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm sớm nhất. Bà cũng đánh giá cao quy định về kê biên tài sản, cho rằng điều này giúp giải quyết các vướng mắc của tổ chức tín dụng và tổ chức xử lý nợ, qua đó hài hòa lợi ích giữa chủ nợ và bên nhận tài sản bảo đảm.

Tán thành việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, đại biểu Phạm Đức Ấn nhấn mạnh, đây không phải sự ưu ái cho ngành Ngân hàng mà nhằm đảm bảo nguyên tắc có vay có trả và bảo vệ tiền gửi của người dân. Ông cho rằng việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức tín dụng cũng đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và nhà nước. Hơn nữa, ông khẳng định khi pháp luật bảo vệ quyền thu giữ tài sản bảo đảm, người vay sẽ nhận thức rõ trách nhiệm trả nợ, tránh chây ì, giảm thiểu thủ tục tố tụng và thời gian thi hành án, đồng thời giúp tổ chức tín dụng giảm trích lập dự phòng rủi ro, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Quỹ tín dụng nhân dân Bàu Đồn thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân Bàu Đồn thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân An Thạnh thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với vốn điều lệ và nội dung hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân An Thạnh thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với vốn điều lệ và nội dung hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân An Bình Phú thông báo thay đổi vốn điều lệ

Quỹ tín dụng nhân dân An Bình Phú thông báo thay đổi vốn điều lệ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Vốn ngân hàng - nguồn sinh lực cho doanh nghiệp tư nhân

Vốn ngân hàng - nguồn sinh lực cho doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 940 nghìn doanh nghiệp và trên 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho khoảng 82% lực lượng lao động cả nước.
Kỳ vọng sớm gỡ nút thắt xử lý nợ xấu

Kỳ vọng sớm gỡ nút thắt xử lý nợ xấu

Theo báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 và một số quy định tại Luật Các TCTD, tính đến tháng 1/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 4,3%, chủ yếu tập trung tại một số ngân hàng yếu kém và thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Trong khi đó theo báo cáo mới nhất từ Vietnam Report, tính theo giá trị tuyệt đối, tổng nợ xấu toàn hệ thống vào cuối quý I/2025 đã vượt 300.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2024 và tăng 13,4% so với đầu năm.
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tiếp tục đổi mới sáng tạo, khẳng định vị thế cơ quan truyền thông chủ lực ngành Ngân hàng

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, khẳng định vị thế cơ quan truyền thông chủ lực ngành Ngân hàng

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ Thời báo Ngân hàng nhiệm kỳ 2025 - 2030, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, trong thời gian qua, nhất là sau khi đi vào hoạt động theo mô hình mới, Thời báo Ngân hàng đã đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, có nhiều đột phá trong công tác truyền thông chính sách, khẳng định vị thế của cơ quan truyền thông chủ lực ngành Ngân hàng.
[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Sau sáu năm triển khai chương trình, hoạt động thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Thời báo Ngân hàng gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thời báo Ngân hàng gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Ngày 16/6, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).