Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế

Hương Giang - Hoàng Giáp
Hương Giang - Hoàng Giáp  - 
Ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo trực tiếp và trực tuyến lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc NHNN Hướng dẫn một số điều của Luật phòng chống rửa tiền.
aa
NHNN triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2021-2025 Đảm bảo triển khai hiệu quả công tác thi hành Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 Phòng, chống rửa tiền trong hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã Tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế
Bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền phát biểu tại Hội thảo

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN), trong thời gian qua, công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở cả trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và lẫn tổ chức thực thi, cả hoạt động quản lý giám sát, tổ chức triển khai trong nước và hoạt động hợp tác quốc tế. Trong đó, sau hơn hai năm thực thi Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, Thông tư 09 đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để đảm bảo phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế, đặc biệt là những khuyến nghị của các tiêu chuẩn toàn cầu được quốc tế công nhận về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (FATF).

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT- NHNN là vấn đề vô cùng cấp thiết. Bởi một trong những trọng tâm công tác hiện nay là thực hiện cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến Hành động số 5: “Thực hiện hành động để giải quyết những thiếu hụt liên quan đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về các quy định và yêu cầu giám sát FI, DNFBP về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là đối với các khuyến nghị 10, 11, 12, 16, 20 thuộc bộ chuẩn mực của FATF”. Đây là nền tảng quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo chuẩn mực quốc tế

Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý, vấn đề thực tiễn đặt ra là tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc chính của đối tượng báo cáo trong quá trình triển khai Thông tư 09/2023/TT-NHNN. Việc giải quyết các vướng mắc này sẽ giúp các tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định một cách hiệu quả và thuận lợi hơn. Đồng thời hỗ trợ công tác giám sát, nâng cao hiệu quả từ phía NHNN và các cơ quan quản lý chuyên ngành, bà Nguyễn Thị Minh Thơ khẳng định.

Dự thảo Thông tư mới này sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định quan trọng của Thông tư số 09. Các điểm được điều chỉnh, cập nhật bao gồm tiêu chí và phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo, quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền. Bên cạnh đó, dựu thảo Thông tư cũng sửa đổi các quy định liên quan đến quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Đặc biệt, các chế độ báo cáo giao dịch cũng được điều chỉnh, bao gồm chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ và giao dịch chuyển tiền điện tử. Cuối cùng, dự thảo Thông tư làm rõ hơn về hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Đối tượng chịu sự điều chỉnh trong lần sửa đổi bổ sung Thông tư này được xác định bao gồm các đối tượng đã quy định tại Thông tư số 09/2023/TT-NHNN là tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng chống rửa tiền.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế
Toàn cảnh Hội thảo

Nội dung sửa đổi bao gồm Điều 3. Tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; Điều 4. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; Điều 5. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; Điều 6. Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; Điều 7. Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; Điều 8. Giao dịch chuyển tiền điện tử; Điều 9. Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; Điều 10. Hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử; Phụ lục. Sửa đổi Phụ lục 2 và Bổ sung Phụ lục 3…

Tại Hội thảo bà bà Nguyễn Thị Minh Thơ cũng chỉ ra một điểm khác biệt quan trọng trong dự thảo lần này so với quy định hiện hành tại Thông tư số 09/2023/TT-NHNN. Sự khác biệt này không chỉ là câu chữ mang tính kỹ thuật mà còn có thể tác động đáng kể đến các đối tượng nằm trong sự điều chỉnh. Việc làm rõ và thảo luận kỹ lưỡng về điểm khác biệt này trong Hội thảo là rất cần thiết để đảm bảo rằng khi Thông tư chính thức được ban hành, các đối tượng chịu sự điều chỉnh có thể hiểu rõ, chuẩn bị đầy đủ và triển khai một cách hiệu quả.

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, xây dựng từ đại diện các tổ chức tài chính, các ngành nghề phi tài chính liên quan,chuyên gia pháp lý và các bên có liên quan khác. Những ý kiến này được chia sẻ từ góc độ thực tiễn triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại đơn vị, cũng như từ kinh nghiệm và sự am hiểu chuyên sâu về các chuẩn mực quốc tế.

Tại Hội thảo, đại diện NHNN khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến và hoàn thiện dự thảo phù hợp, đảm bảo vừa đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, giảm thiểu rủi ro không cần thiết, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, góp phần vào sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính và nền kinh tế.

Hương Giang - Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ" để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.