Cơ hội mới của DN thủy sản
![]() | Thủy sản phát triển thị trường ngách |
![]() | Xuất khẩu thủy sản: Vẫn duy trì được lợi thế |
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) nhận định, từ ngày 14/1/2019 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực, thủy sản xuất khẩu là một trong những ngành hàng được đánh giá có nhiều lợi thế nhất, bởi các quốc gia thành viên CPTPP nhập khẩu gần 2 tỷ USD hàng hóa/năm, tương đương 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
![]() |
Thủy sản xuất khẩu Việt Nam vẫn có lợi thế lớn hơn, so với một số nước đang cạnh tranh |
Trong đó, một số thị trường Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico là đối tác thương mại chính của xuất khẩu thủy sản. Riêng với thị trường Nhật, các DN xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ… sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Hiện nay, một mặt DN ngành thủy sản đang tập trung thực hiện các giải pháp (ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp) để khắc phục khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC), nhằm đề xuất EC gỡ bỏ cảnh cáo thẻ vàng liên quan đến hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam từ năm 2017. Mặt khác, DN cũng có cơ hội mới thấy được từ CPTPP. Đó là hàng thủy sản Việt rộng đường vào các thị trường mới mà Việt Nam chưa từng ký hiệp định thương mại như Canada, Mexico…
Thứ hai, khi xuất khẩu sang một số thị trường Canada và Nhật Bản là các mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay CPTPP có hiệu lực đối với một số mặt hàng như cá tuyết, surimi, tôm, cua... Còn tại thị trường Mexico nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của thủy sản Việt Nam là cá tra, cá basa sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ ba sau đó (từ năm 2021).
Cụ thể từng thị trường mà thủy sản Việt Nam có lợi thế là Canada với 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực (từ ngày 14/1/2019). Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho thủy sản Việt Nam. Thị trường mới Peru xóa trên 80 số dòng thuế cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong đó có thủy sản. Mexico xóa thuế theo lộ trình với trên 77% dòng thuế từ 1/2019 và 98% số dòng thuế theo lộ trình ở 10 năm tiếp theo.
Tại khu vực châu Á, Singapore xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định. Malaysia cam kết bỏ 84,7% số dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực và xóa theo lộ trình đối với các dòng thuế còn lại...
Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm SaoTa, tuy có thêm cơ hội, song không phải mặt hàng thủy sản nào cũng được lợi nhất từ việc giảm thuế nhập khẩu trong CPTPP. Ví dụ như mặt hàng tôm, với nhiều thị trường nhập khẩu chính như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada… thì đã có mức thuế bằng 0%, còn lại các thị trường mới như Peru, Mexico thì nhu cầu nhập khẩu tôm của họ không có hoặc rất ít.
Điều này, buộc DN xuất khẩu thủy sản phải cân nhắc, tính toán chiến lược tập trung vào thị trường chính cho mặt hàng thế mạnh của DN mình. Tuy vậy, thủy sản xuất khẩu Việt Nam vẫn có lợi thế lớn hơn, so với một số nước đang cạnh tranh như Thái Lan. Bởi trong CPTPP, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giành ưu thế tại 10 quốc gia thành viên và nhóm này chiếm đến 25% thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.
Không chỉ với CPTPP, DN thủy sản Việt còn kỳ vọng nhiều hơn ở Hiệp định song phương mà Việt Nam ký với Liên minh châu Âu (EU). Vì đây là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm tôm Việt Nam từ trước đến nay, và cũng là thị trường áp dụng mức thuế cao đối với thủy sản nhập khẩu vào EU. Nếu Hiệp định thương mại với EU được ký kết, thủy sản Việt Nam vào EU được giảm thuế còn 0% (Thái Lan vẫn ở mức 20%), sẽ là lợi thế rất lớn cho các DN Việt.
Năm 2019, mục tiêu đặt ra của ngành thủy sản là đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2018. DN trong ngành cũng tự tin sẽ đạt được con số này. Bởi cơ hội thị trường xuất khẩu đang rộng mở, cộng với Luật Thủy sản có hiệu lực và thực thi sẽ tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp thực tiễn, DN sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh.
Các tin khác

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Động lực tăng trưởng mới từ khu thương mại tự do

Ngành xây dựng bứt phá nhờ sự phục hồi bất động sản và dòng vốn FDI

Hợp tác công - tư hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong chuyển đổi xanh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
