Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu

Hà Vy (theo CNBC)
Hà Vy (theo CNBC)  - 
Thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến ngay khi chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Bắc Mỹ và châu Á, với sự sụt giảm mạnh trong hoạt động mua hàng vào tháng 4 sau khi đổ xô tích trữ nguồn cung, theo Chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu của GEP.
aa

“Việc tạm dừng áp thuế là một sự giải tỏa lớn cho các nhà sản xuất ở cả Mỹ và Trung Quốc”, John Piatek - Phó chủ tịch tư vấn của GEP cho biết. “Chỉ số biến động chuỗi cung ứng của chúng tôi cho thấy nhu cầu sản xuất tại Trung Quốc đang giảm mạnh và các nhà sản xuất Mỹ đang tích trữ các đầu vào quan trọng để ứng phó với thuế quan”.

Nhưng theo Piatek, thỏa thuận thương mại sẽ không nhanh chóng xoa dịu nỗi lo lắng của các nhà sản xuất Mỹ về cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến Trung Quốc trong dài hạn. “Khi họ điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro và hạn chế tiếp xúc với Trung Quốc, bối cảnh thay đổi nhanh chóng và sự không chắc chắn đang làm lu mờ triển vọng của các nhà sản xuất và làm giảm vốn đầu tư cũng như chuỗi cung ứng của họ”, ông cho biết.

Chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu GEP theo dõi tình hình nhu cầu, tình trạng thiếu hụt, chi phí vận chuyển, hàng tồn kho và tồn đọng dựa trên khảo sát hàng tháng đối với 27.000 doanh nghiệp.

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu
Chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu GEP. Giá trị dưới 0 cho thấy năng lực chuỗi cung ứng đang bị sử dụng dưới công suất. (Nguồn: GEP, S&P Global PMI)

“Những đòn đầu tiên của cuộc chiến thuế quan đã giáng xuống các nhà sản xuất toàn cầu”, Piatek cho biết. Dữ liệu về biến động chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo về những gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu lệnh tạm dừng áp thuế của Mỹ và Trung Quốc không được gia hạn vĩnh viễn sau thời gian tạm dừng 90 ngày và cuộc chiến thương mại leo thang trở lại.

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu
Chỉ số tích lũy hàng hóa

Theo Piatek, dữ liệu cho thấy sự gia tăng giống như “cây gậy khúc côn cầu” vào tháng 4, khi các công ty Bắc Mỹ tích cực tích trữ hàng tồn kho với mức mà ông mô tả là “đáng lo ngại”. Đồng thời, ông cho biết “những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các nhà sản xuất dự đoán nhu cầu chậm lại và tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã xuất hiện”.

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu
Chỉ số nhu cầu đầu vào

Hoạt động mua hàng của các nhà sản xuất ở Châu Á yếu nhất kể từ tháng 12 năm 2023.

Một điểm sáng để bù đắp cho sự sụt giảm trong sản xuất là châu Âu, nơi suy thoái công nghiệp sắp kết thúc. Mặc dù Vương quốc Anh, quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ, đã ghi nhận sự yếu kém đáng kể trong sản xuất, với hoạt động của nhà cung cấp giảm xuống mức gần mức thấp kỷ lục dựa trên dữ liệu của hai thập kỷ qua; nhưng năng lực chuỗi cung ứng tại Đức và Pháp, vốn đã không được sử dụng hết trong năm qua, đang phản ánh sự tăng trưởng.

Tuy nhiên Piatek cảnh báo rằng, điều này có thể đảo ngược nếu tình hình thương mại toàn cầu xấu đi.

Dữ liệu GEP cũng cho thấy sự gia tăng năng lực dự phòng trên khắp các chuỗi cung ứng châu Á vào tháng 4, dẫn đầu là Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Stephen Edwards - Tổng giám đốc điều hành của Cảng Virginia đã nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tuần này rằng, nếu tương lai của chuỗi cung ứng ít tập trung vào Trung Quốc và tập trung nhiều hơn vào Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu, thì cảng của Mỹ đang ở vị thế cho sự tăng trưởng đó. Trong khi hoạt động thương mại từ Trung Quốc đã đi ngang trong bốn năm qua tại Cảng Virginia.

“Đây là khối thương mại lớn thứ hai của chúng tôi sau Liên minh Châu Âu. Vì vậy, đây vẫn là một khối lớn", ông nói. “Nhưng nếu điều đó sẽ di chuyển theo thời gian, bất kể môi trường thương mại mới là gì, thì vẫn có cơ hội. Chúng tôi vẫn chưa thấy các thỏa thuận thương mại, nhưng chúng tôi tin rằng sẽ ít Trung Quốc hơn và nhiều hơn từ Đông Nam Á và châu Âu. Tôi nghĩ chúng tôi đang ở một vị trí khá tốt”, Edwards nói.

Hà Vy (theo CNBC)

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.