Đà Nẵng kỳ vọng từ các khu công nghiệp mới
Khan hiếm quỹ đất công nghiệp
Hiện nay, Đà Nẵng đang sở hữu 6 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.100 ha, 1 khu công nghệ cao 1.128 ha và 1 khu công nghệ thông tin tập trung 130 ha, nâng tổng diện tích đất công nghiệp của thành phố lên hơn 2.300 ha.
Các khu công nghiệp hiện hữu cơ bản đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 88% (trong đó, 3 khu công nghiệp đã lấp đầy 100%: Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Đà Nẵng). Khu Công nghệ cao đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng qua 3 giai đoạn, với tỷ lệ lấp đầy gần 50%, trong đó khu sản xuất đạt 62,89%; khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao 61,93%; khu nghiên cứu, phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp 5,5%.
Trước thực trạng quỹ đất công nghiệp ngày càng khan hiếm, chính quyền địa phương đã triển khai kế hoạch xây dựng thêm 3 khu công nghiệp mới gồm: Khu công nghiệp Hòa Ninh, Khu công nghiệp Hòa Cầm (giai đoạn 2) và Khu công nghiệp Hòa Nhơn, với tổng diện tích gần 700 ha. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm gia tăng sức hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
![]() |
Mô hình Khu công nghiệp Hòa Ninh. |
Trong đó, đối với Khu công nghiệp Hòa Ninh, mới đây ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp này. Theo đó, TP. Đà Nẵng chấp thuận Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ (địa chỉ phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nhà đầu tư thực hiện dự án này, với tổng vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DHPIZA), dự án Khu công nghiệp Hòa Ninh được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000 vào ngày 26/11/2019 với tổng diện tích 400,02 ha, trong đó đất công nghiệp là 221,22 ha (chiếm tỷ lệ 55,3%). Lộ trình tiến độ xây dựng cơ bản, đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành Khu công nghiệp Hòa Ninh không quá 42 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
Bên cạnh Khu công nghiệp Hòa Ninh, Đà Nẵng cũng đang lựa chọn nhà đầu tư cho một khu công nghiệp khác là Hòa Cầm (giai đoạn 2) với quy mô 120 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 2.200 tỷ đồng. Công tác lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế. Quy trình và thủ tục đấu thầu với khu công nghiệp Hòa Cầm (giai đoạn 2) thực hiện trong khoảng 6 tháng. Trong khi đó, đối với Khu Công nghiệp Hòa Nhơn, các cơ quan chức năng địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục liên quan để sớm đưa khu công nghiệp này đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Khu công nghiệp này cũng được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những khu công nghiệp trọng điểm của thành phố trong tương lai.
![]() |
Quỹ đất công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng đang ngày càng khan hiếm. |
Đón “sóng” đầu tư mới
Sau nhiều nỗ lực tháo gỡ, Đà Nẵng đang đặt kỳ vọng vào việc hình thành các khu công nghiệp mới trong thời gian sớm nhất. Từ đó, tạo thêm quỹ đất sạch và thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp xanh…
Bên cạnh việc phát triển khu công nghiệp mới, Đà Nẵng cũng tăng cường điều chỉnh, tối ưu hóa các khu công nghiệp hiện hữu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Theo đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, trong năm 2024, Ban Quản lý đã cấp mới 13 dự án, bao gồm 10 dự án trong nước và 3 dự án nước ngoài. Bên cạnh đó, 64 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư và 8 dự án đã bị chấm dứt hoặc thu hồi. Ban Quản lý đang tiếp tục rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Khánh và Khu Công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Để tiếp tục lấp đầy các khu công nghiệp và thu hút nhà đầu tư, Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hóa và các ngành công nghiệp xanh, hướng tới một nền công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Đà Nẵng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng giải pháp sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đang thúc đẩy hình thành các cụm liên kết giữa các khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp vệ tinh. Mô hình này sẽ tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.
![]() |
Việc mở rộng quỹ đất công nghiệp, góp phần để Đà Nẵng thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương… |
Ngoài ra, thành phố đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án giao thông, cảng biển và logistics, giúp kết nối các khu công nghiệp với các thị trường trong và ngoài nước. Cảng Đà Nẵng, với vị trí chiến lược trên tuyến vận tải biển quốc tế, không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ các khu công nghiệp mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp trong khu vực.
Một yếu tố quan trọng không kém trong việc phát triển các khu công nghiệp tại Đà Nẵng là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, Đà Nẵng đã hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm nghiên cứu để cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao và tự động hóa. Đồng thời, thành phố tập trung cải thiện hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính và triển khai nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, bao gồm miễn giảm thuế và xây dựng các cụm liên kết công nghiệp để tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
Với chiến lược bài bản và tầm nhìn dài hạn, Đà Nẵng đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, năng động và bền vững của khu vực miền Trung cũng như cả nước.
Các tin khác

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Biến ESG thành lợi thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập

Vietnam Airlines ứng dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đối mặt với thách thức truy xuất nguồn gốc

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Đột phá từ đổi mới và sáng tạo

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
