Quảng Nam với kỳ vọng thành trung tâm logistics ở miền Trung
Lợi thế từ vị trí chiến lược
Với vị trí chiến lược thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, Trung và Nam Lào, Quảng Nam đang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển thành trung tâm logistics ở khu vực.
Lợi thế về địa lý cùng hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện như Khu kinh tế mở Chu Lai, hàng chục khu, cụm công nghiệp, hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không và cảng biển) đã tạo nền tảng vững chắc để Quảng Nam phát triển dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực.
Những năm gần đây, địa phương tích cực đầu tư hạ tầng và ban hành các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển logistics. Đơn cử, mới đây Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã khánh thành bến cảng 5 vạn tấn tại Cảng quốc tế Chu Lai, với tổng vốn đầu tư 1.590 tỷ đồng. Công trình này không chỉ đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu mà còn hướng tới mục tiêu đưa Chu Lai trở thành đầu mối giao thương và trung tâm logistics quan trọng, kết nối khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia, góp phần giảm chi phí vận tải, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa khu vực miền Trung.
Cảng quốc tế Chu Lai còn đóng vai trò là trung tâm vận tải đa phương thức, kết nối đường bộ, đường biển, đường sắt và sân bay Chu Lai. Để mở rộng dịch vụ, THACO đã thành lập Công ty liên vận Đông Dương, phát triển vận tải đường bộ xuyên quốc gia, đưa hàng hóa về Chu Lai trước khi phân phối đi các thị trường trong và ngoài nước.
![]() |
Quảng Nam đang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển thành trung tâm logistics ở khu vực. |
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO, với quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, việc hình thành trung tâm logistics tại địa phương là hoàn toàn khả thi, nhất là khi các tuyến Cửa Lở và luồng vào Cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành) được đầu tư, hoàn thiện, tạo điều kiện cho các tàu lớn dễ dàng cập cảng, giảm đáng kể chi phí logistics.
Cùng với hệ thống cảng biển, Cảng hàng không Chu Lai cũng được quy hoạch mở rộng, trở thành cảng hàng không quốc tế cấp 4E với công suất từ 5 đến 10 triệu hành khách/năm giai đoạn 2021-2030, và hướng tới 40 triệu hành khách/năm vào năm 2050. Kết hợp với đó là trung tâm logistics hàng không, trung tâm đào tạo, bảo trì máy bay, khu phi thuế quan... tạo thành một tổ hợp logistics đa ngành tại Chu Lai. Đồng thời, tỉnh cũng có chủ trương xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào, Thái Lan qua Việt Nam.
Song song với đầu tư hạ tầng, Quảng Nam đã ban hành kế hoạch nâng cao chỉ số hiệu quả logistics, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn”
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động logistics tại Quảng Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Dù lĩnh vực hàng hải có bước phát triển khá, nhưng đường bộ và hàng không vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”. Tuyến Quốc lộ 14D nối Lào chưa được đầu tư đồng bộ, Cảng hàng không Chu Lai chậm được nâng cấp. Đặc biệt, cửa khẩu Nam Giang tuy đã nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện, dịch vụ thương mại biên giới chưa phát triển, điện lưới thiếu ổn định… ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ logistics.
Ngoài ra, dịch vụ logistics ở Quảng Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng giao thông thiếu kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp logistics còn ít, quy mô nhỏ, chưa thu hút được các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này.
![]() |
Cửa khẩu quốc tế Nam Giang nối liền Quảng Nam với nước bạn Lào. |
Trước thực tế đó, các chuyên gia cho rằng Quảng Nam cần có những giải pháp quyết liệt hơn để phát triển logistics, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện các tuyến giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 14D, 14E kết nối cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Cùng với đó, tỉnh cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong khu vực để xây dựng các cơ chế chính sách đột phá, thu hút các nhà đầu tư lớn, hình thành mạng lưới logistics liên vùng, phân công rõ vai trò của từng địa phương trong chuỗi cung ứng dịch vụ.
Với định hướng đúng đắn, Quảng Nam cũng đặt mục tiêu triển khai ba nhiệm vụ chiến lược: phát triển hạ tầng đồng bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây được xem là những trụ cột then chốt để hiện thực hóa giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics của miền Trung.
Mới đây, để tháo gỡ các vướng mắc, Quảng Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam, trong đó nhấn mạnh tới việc hỗ trợ các dự án trọng điểm như phát triển cụm cảng biển, logistics, khu phi thuế quan tại Chu Lai và các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực logistics.
Những giải pháp đồng bộ và hiệu quả được triển khai, cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, tin rằng Quảng Nam sẽ sớm vươn mình trở thành điểm đến mới về logistics, không chỉ của miền Trung mà còn của khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng.
Các tin khác

Imexpharm đặt nền móng vươn tầm châu Á tại ĐHĐCĐ 2025

Doanh nghiệp Việt cần "lột xác" để chinh phục thị trường nội địa

CEO Mai Kiều Liên: Vinamilk đã hoàn thành các bước nền tảng trong chiến lược đổi mới toàn diện

Nắm bắt cơ hội khởi nghiệp sáng tạo

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

Cần Giờ sắp có bệnh viện quốc tế theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm xuất sắc nhất Hoa Kỳ

Đề xuất thí điểm tổ chức Sàn giao dịch thịt heo tại TP. Hồ Chí Minh

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

PV Power: Xanh hóa chiến lược phát triển

Hơn 500 gian hàng góp mặt tại Triển lãm Global Sourcing Fair Vietnam

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam: Vượt sóng trong bối cảnh biến động

Làm mới, tạo lập những động lực tăng trưởng

Áp dụng công nghệ trong quản lý thuế giúp tối ưu hóa quy trình, lợi nhuận

Lễ 30/4-1/5: “Thời điểm vàng” để kích cầu tiêu dùng

Đồng hành triển khai chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
